Thiết kế phòng khám hiện đang là dịch vụ đang được nhiều người quan tâm với mong muốn tạo dựng những cơ sở y tế chuyên nghiệm, hiện đại, phục vụ nhu cầu thăm khám, chăm sóc sức khỏe của người bệnh.
Tham Khảo Ngay 101+ Mẫu Thiết Kế Phòng Khám Ấn Tượng
Trình độ dân trí được nâng cao khiến chúng ta có điều kiện và nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế cũng như quá trình xã hội hóa diễn xa trong nhiều lĩnh vực cũng mang đến sự lựa chọn đa dạng trong việc thăm khám.
Ngoài việc thăm khám tại các bệnh viện, người dân đã có thể tìm đến những địa chỉ phòng khám uy tín, không gian thiết kế phòng khám sang trọng để được sử dụng dịch vụ một cách nhanh chóng, thuận tiện, nhất là thời điểm dịch bệnh lây lan thì đến bệnh viện đông đúc nguy cơ lây nhiễm chéo là rất lớn.
Với ưu điểm là sự linh hoạt, tiếp cận trực tiếp nhu cầu của bệnh nhân, những cơ sở y tế nhỏ có đầy đủ dịch vụ dễ dàng len lỏi vào đời sống và được người dân đón nhận.
Thêm vào đó, hình ảnh chuyên nghiệp cùng với quy trình phục vụ nhanh chóng và thái độ ân cần, chu đáo cũng là một trong một trong những lý do khiến loại hình y tế này ngày càng trở nên phổ biến tại các thành phố, thị trấn có mức đô thị hóa bắt đầu phát triển.
Đặc biệt, việc hình thành những khu đô thị dân cư mới và tình tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... đã làm gia tăng nhu cầu thăm khám sức khỏe, gây ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện công.
Đây là một thách thức rất lớn đối với ngành Y tế nhưng cũng là một cơ hội để các trung tâm chăm sóc sức khỏe, phòng khám tư nhân phát triển, mở thêm các hoạt động dịch vụ đáp ứng yêu cầu của người dân ngay tại địa phương, giảm thiểu tình trạng quá tải tại bệnh viện công và giảm áp lực cho các bác sĩ.
Để đảm bảo quá trình vận hành và đảm bảo chuyên môn, phòng khám phải được xây dựng và thiết kế theo đúng quy chuẩn Bộ Y tế ban hành. Từ đó các dịch vụ thiết kế nội thất phòng khám cũng đa dạng hóa, vừa đảm bảo cho các hoạt động dịch vụ, vừa xây dựng một không gian y tế thân thiện, gần gũi, hạn chế tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng,...
Theo đó, các mẫu thiết kế phòng khám đáp ứng được nhu cầu đa dạng của chủ đầu tư cả về quy mô lẫn nguồn vốn. Điều này giúp bạn lựa chọn phương án phù hợp với khả năng tài chính cũng như nguyện vọng cá nhân về việc mở phòng khám đa khoa hay chuyên khoa.
Thiết Kế Phòng Khám Mang Lại Lợi Ích Gì?
Phòng khám được thiết kế theo đúng quy định ban hành sẽ mang đến những lợi ích sau đây:
Giúp Cho Sự Vận Hành Của Phòng Khám Được Trơn Tru, Trôi Chảy
Việc đầu tiên các kiến trúc sư cần làm được khi thực hiện cách thiết kế phòng khám là mang đến những giải pháp không gian hiệu quả giúp cho sự vận hành, hoạt động của cơ sở y tế được diễn ra một cách trơn tru, thuận lợi. Để làm được điều này thì việc bố trí các khu vực chức năng, sắp xếp quầy kệ, nội thất là điều vô cùng quan trọng.
Một phòng khám được bài trí ngăn nắp, hợp lý không chỉ tạo sự thuận tiện cho cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc mà còn giúp cho khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu, khiến họ có được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Mang Đến Diện Mạo Của Một Cơ Sở Y Tế Chuyên Nghiệp
Xây dựng diện mạo chuyên nghiệp hay thiết kế bảng hiệu phòng khám đẹp cho trung tâm y tế là một trong những lý do khiến cho chủ nhân của các cơ sở này đưa ra quyết định đầu tư để có mẫu phòng khám đẹp về tổng thể.
Việc tối ưu được công năng sử dụng và đảm bảo tính thẩm mỹ, chất lượng công trình là những tiêu chí làm nên hình ảnh của một địa chỉ khám chữa bệnh uy tín trong mắt khách hàng. Đồng thời cũng mang đến môi trường làm việc chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên.
Tạo Dựng Niềm Tin Với Khách Hàng
Ngày nay, khi mua sắm hay sử dụng bất kỳ dịch vụ nào, chúng ta đều có xu hướng lựa chọn những địa chỉ đáng tin cậy. Với dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thì điều này càng được khách hàng quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng.
Hình ảnh cơ sở khám chữa bệnh sạch đẹp, chuyên nghiệp là một trong những yếu tố tác động đến quyết định của những người sử dụng dịch vụ bên cạnh chất lượng thăm khám, điều trị.
Nói sâu xa hơn hơn, mẫu thiết kế phòng khám đẹp góp phần tạo nên những dấu ấn riêng, tạo sự thiện cảm cho khách hàng để từ đó tạo dựng thương hiệu y tế vững mạnh.
Phân Loại Các Phòng Khám Tư nhân
Các phòng khám tư hiện nay thường được thành lập và chịu trách nhiệm chuyên môn bởi những bác sĩ có bằng cấp chuyên môn theo đúng quy định của Bộ Y tế nên nhận được sự tin tưởng và đón nhận lớn từ người dân.
Thực tế, việc tới các bệnh viện công lập lớn đôi khi khiến người bệnh không có sự lựa chọn y bác sĩ – những người trực tiếp thăm khám và điều trị cho mình. Trong khi với các cơ sở y tế tư nhân thì họ hoàn toàn có thể tìm hiểu thông tin về bác sĩ, chuyên môn và chỉ định người thăm khám, điều trị, tư vấn.
Đây là một điểm cộng lớn mang đến niềm tin, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân và người nhà, đồng thời tác động tích cực đến hiệu quả của việc chữa trị.
Những phòng khám tư phổ biến hiện nay phải kể đến như: Phòng khám đa khoa, phòng khám nha khoa, phòng khám nhi khoa, phòng khám sản khoa, phòng khám mắt, phòng khám da liễu, phòng khám y học cổ truyền, phòng khám tai mũi họng,...
Phòng khám đa khoa
Đây là phòng khám có chức năng thăm khám và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, mẫu thiết kế phòng khám đa khoa thường gồm nhiều khu vực chức năng, khu vực hỗ trợ. Với đặc điểm đó, việc setup không thể làm nổi bật toàn bộ không gian, điều này sẽ phá vỡ sự nhất quán của cơ sở y tế.
Thay vào đó, chúng ta có thể tạo sự liền mạch, xuyên suốt thông qua việc xử lý, lựa chọn màu sắc phù hợp, làm toát lên tinh thần của mẫu thiết kế và tạo điểm nhấn ở một khu vực, làm nên nét đặc biệt, thu hút cho phòng khám.
Phòng khám nha khoa
Những năm gần đây, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, thiết kế lại nụ cười đang được hết sức quan tâm tạo cơ hội cho sự phát triển của chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt.
Tùy thuộc vào quy mô cũng như những dịch vụ đặc trưng tại đây mà các kiến trúc sư sẽ đưa ra tư vấn phù hợp với mẫu thiết kế phòng khám nha khoa, làm sao để bệnh nhân được thăm khám và tư vấn tận tình trong không gian riêng biệt, khiến họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Phòng khám nhi khoa
Hướng đến đối tượng là những bệnh nhân nhỏ tuổi nên mẫu thiết kế phòng khám nhi khoa phải đáp ứng được ít nhất 2 tiêu chí:
Một là tạo dựng được hình ảnh chuyên nghiệp;
Hai là mang đến một không gian gần gũi, giúp trẻ nhỏ có tâm lý vui vẻ, thoải mái, quên đi cảm giác sợ sệt, nhút nhát khi thăm khám.
Vì vậy, các phòng khám nhi khoa thường được bố trí thêm các khu vực vui chơi, giúp các bạn nhỏ làm quen với môi trường, đồng thời giúp bác sĩ dễ dàng kết nối và thăm khám cho trẻ nhỏ.
Phòng khám sản phụ khoa
Khách hàng chính của phòng khám này là phụ nữ mang thai và người nhà. Với tâm thế vừa háo hức, vừa lo lắng đón chờ một thành viên mới, việc thiết kế phòng khám sản phụ khoa cần đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân, đồng thời mang đến sự tươi vui, thoải mái cho họ.
Hình ảnh có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con người, những mẫu phòng khám này có thể in và treo những hình ảnh về thai nhi, em bé, gia đình hạnh phúc để tạo một không gian đầm ấm, sinh động sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.
Phòng khám mắt
Hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, mẫu thiết kế phòng khám mắt cần đảm bảo một không gian thoáng đãng, tiện nghi, ánh sáng đảm bảo tầm nhìn.
Tùy thuộc vào quy mô, diện tích mà các kiến trúc sư sẽ trao đổi và lên ý tưởng bản vẽ làm sao để tạo tâm lý thoải mái, thân thiện cho khách hàng.
Phòng khám da liễu
Những năm gần đây, các phòng khám da liễu ngày càng được sự quan tâm do nhu cầu chăm sóc và bảo vệ da ngày càng được chú trọng hơn.
Các mẫu thiết kế phòng khám da liễu cần đặc biệt chú trọng đến yếu tố thẩm mỹ, vì vậy ngoài việc tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp thì cần đảm bảo không gian thoáng đãng, có mỹ quan lớn để gây ấn tượng và sự thu hút với khách hàng.
Mẫu thiết kế này có thể trang trí thêm các loại tranh in, poster về những hình ảnh của những người nổi tiếng, người có làn da đẹp hoặc sự so sánh trước và sau khi thực hiện khám và trị liệu các bệnh về da.
Phòng khám y học cổ truyền
Thăm khám và điều trị bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền cũng đang được chú trọng bên cạnh các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại. Mẫu thiết kế phòng khám đông y cần cho khách hàng cảm nhận được sự tinh hoa của nền y học cổ truyền dân tộc.
Ngoài việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, nội thất gam màu tối có thể trang trí thêm các loại tranh in, poster về các loại dược liệu, vị thuốc Đông y để mang đến một không gian mộc mạc, gần gũi không bị “công nghiệp hóa”.
Phòng khám tai mũi họng
Dù không yêu cầu diện tích quá lớn nhưng phòng khám Tai - Mũi - Họng vẫn cần đảm bảo các quy định về thiết kế phòng khám của Bộ Y tế. Tùy thuộc vào quy mô, diện tích mà các kiến trúc sư sẽ trao đổi và lên ý tưởng bản vẽ làm sao để tạo tâm lý thoải mái, thân thiện cho khách hàng.
Phòng chụp X-quang
Thiết kế phòng khám X-quang có những yêu cầu khắt khe do kỹ thuật chụp X-quang có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh và bác sĩ, nhân viên y tế thực hiện. Theo đó, mẫu thiết kế phải đảm bảo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế, hạn chế tối đa tác hại của tia X, máy chụp cần phải được lắp đặt trong phòng đảm bảo được tiêu chuẩn về sự an toàn bức xạ.
Phòng khám thú y
Những năm gần đây, các mẫu thiết kế phòng khám thú y ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, bởi việc liên tục xuất hiện các phòng khám, tiệm spa dành riêng cho các loại thú cưng.
Theo đó, việc thiết kế phòng dành cho thú cưng cũng cần đảm bảo các yếu tố về nội thất, trang thiết bị hiện đại, hệ thống ánh sáng, quy chuẩn về diện tích,....
Ngoài những mẫu phòng khám trên, với sự phát triển hiện đại, nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện tăng cao thì những mẫu thiết kế phòng khám dinh dưỡng, phòng khám cơ xương khớp, phòng khám phục hồi chức năng, phòng mạch tư,... cũng đang được quan tâm và đầu tư nhằm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng.
Những quy định về thiết kế nội thất phòng khám của Bộ Y tế
Quy định về thiết kế mẫu phòng khám đa khoa
Nguyên lý thiết kế phòng khám đa khoa được thực hiện theo quy định sau đây:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2748 - 1991 về phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung.
Nghị định của Chính Phủ số 01/1998/NĐ-CP ngày 3/1/1998 về Hệ thống tổ chức y tế địa phương.
Thông tư liên tịch số 02/198/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 01/1998/NĐ-CP
Quyết định số 2967/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phòng khám đa khoa khu vực.
Những tiêu chuẩn và căn cứ pháp lý trên đưa ra những yêu cầu cơ bản để lập dự án đầu tư thiết kế xây dựng phòng khám đa khoa mới hoặc cải tạo xây dựng trên mặt bằng cũ tại các địa phương trên cả nước.
Cụ thể, giải pháp tổ chức, thiết kế không gian của phòng khám đa khoa cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Phù hợp với yêu cầu công năng sử dụng, không chồng chéo hoạt động của các công tác: khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và công tác y tế dự phòng, vệ sinh dịch tễ.
Dây chuyền hoạt động phải theo nguyên lý một chiều, đảm bảo yêu cầu sạch, bẩn riêng biệt.
Các phòng khám, chữa bệnh, phòng đẻ và dịch vụ KHHGĐ phải được bố trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện vô khuẩn.
Các hạng mục công trình phải phù hợp với các trang thiết bị theo Danh mục trang thiết bị y tế (theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002).
Quy định về thiết kế phòng khám chuyên khoa
Những quy định về phòng khám chuyên khoa sẽ được hoạt động dưới cơ sở pháp lý:
Luật Khám chữa bệnh năm 2009;
Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh;
Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh.
Theo đó, điều kiện thành lập phòng khám chuyên khoa được quy định như sau:
Phòng khám chuyên khoa được xây dựng và thiết kế tại địa điểm tách biệt so với nơi ở của gia đình. Bên cạnh đó, cần đảm bảo có trần chống bụi, tường, nền nhà sử dụng chất liệu dễ thực hiện vệ sinh, tẩy rửa.
Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám, chữa bệnh tối thiểu 10m2, có nơi tiếp đón bệnh nhân.
Với những phòng khám chuyên khoa Phẫu thuật - Thẩm mỹ phải có buồng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 12m2.
Với phòng khám Phục hồi chức năng thì cần có buồng thực hiện trị liệu, phục hồi chức năng có diện tích ít nhất là 10 m2;
Với phòng khám có thực hiện thủ thuật, cấy ghép răng implant cần phải có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10m2 và có buồng thăm dò chức năng với diện tích ít nhất là 10 m2.
Phòng khám phụ khoa cần có buồng khám phụ khoa có diện tích ít nhất là 10m2 nếu thực hiện việc thăm khám và khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
Nếu phòng khám chuyên khoa có buồng kỹ thuật thực hiện kế hoạch hóa gia đình cần đảm bảo diện tích tối thiểu là 10m2;
Phòng khám chuyên khoa vận động trị liệu cần đảm bảo diện tích tối thiểu là 40m2;
Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ 3 ghế răng trở nên cần đảm bảo diện tích cho mỗi ghế là 5m2
Cách bố trí phòng khám ngoài yếu tố thẩm mỹ thì cần thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế và Chính phủ. Vì thế khi lựa chọn đơn vị thực hiện thiết kế và xây dựng, cải tạo chủ đầu tư cần sáng suốt lựa chọn các đơn vị uy tín đã có kinh nghiệm thực hiện thiết kế phòng khám, thiết kế bệnh viện, dịch vụ liên quan đến Y Dược.
Bạn Cần Chú Ý Điều Gì Khi Thiết Kế Phòng Khám?
Lưu Ý Về Không Gian Phòng Khám
Các cơ sở y tế có lượng người ra vào lớn, do đó cách bố trí phòng khám cần hết sức lưu ý để mang đến một không gian thoáng rộng. Những lối đi, hành lang cần được bố trí phù hợp nhằm tạo sự thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân cũng như di chuyển các giường bệnh trong trường hợp cần thiết.
Việc sử dụng các vách kính để ngăn cách, phân chia khu vực chức năng thay thế cho vách tường và thạch cao cũng đang là một giải pháp thiết kế phòng khám bệnh được các kiến trúc sư và chủ đầu tư ưa chuộng, bởi nó không chỉ mang đến sự hiện đại, chuyên nghiệp cho phòng khám mà còn tận dụng được các nguồn ánh sáng và tránh gây sự bí bách hay cảm giác khó chịu cho bệnh nhân và y bác sĩ.
Bố Trí Khu Vực Chức Năng Tại Phòng Khám
Từ nguyên lý thiết kế phòng khám có thể thấy, việc sắp xếp các phòng chức năng khoa học giúp cho việc tiếp nhận bệnh nhân, xử lý tình huống được diễn ra nhanh chóng, kịp thời, từ đó quyết định hiệu quả của việc điều trị.
Với mỗi phòng khám chuyên khoa khác nhau, các kiến trúc sư sẽ có sự tìm hiểu về đặc trưng dịch vụ nhằm đưa ra những tư vấn tốt nhất cho chủ đầu tư về cách bố trí khu vực chức năng, tạo sự thuận tiện cho y bác sĩ cũng như khách hàng đến thăm khám, sử dụng dịch vụ.
Thiết kế không gian mở trong phòng khám
Không gian mở mang đến sự thông thoáng cho các trung tâm y tế. Đặc biệt, với những mẫu thiết kế phòng khám bệnh có quy mô, diện tích nhỏ thì đây thực sự là một giải pháp thiết kế hoàn hảo để khắc phục hạn chế về mặt bằng.
Cách thức này cũng giúp cho cơ sở khám chữa bệnh tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên, không chỉ giúp tiết kiệm điện năng mà còn có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.
Màu Sắc Trong Thiết Kế Phòng Khám
Để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho trung tâm y tế, bạn nên sử dụng những màu sắc trang nhã, mang đến cảm giác sạch đẹp cho không gian.
Gam màu thường thấy trong các cơ sở khám chữa bệnh là màu trắng. Màu sắc này được coi là màu đại diện của ngành Y Dược. Nó cũng khiến cho phòng khám trở nên rộng rãi và dễ dàng làm nổi bật những điểm nhấn trong không gian.
Bố Trí Hệ Thống Ánh Sáng khoa học
Nhằm đảm bảo sự vận hành của cơ sở khám chữa bệnh và đảm bảo sự chính xác trong chẩn đoán, điều trị thì hệ thống ánh sáng trong thiết kế phòng khám cần được đảm bảo đầy đủ.
Việc bố trí đèn, hướng ánh sáng sáng cũng cần lưu ý để không chiếu trực tiếp vào mắt y bác sĩ, bệnh nhân gây nên sự bất tiện.
Đảm Bảo Vệ Sinh Cho Phòng Khám
Phòng khám chính là nơi tập trung rất nhiều nguồn lây bệnh và rác thải y tế, vì vậy, yêu cầu về việc đảm bảo vệ sinh cần các phòng khám cần thực hiện nghiêm ngặt. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên làm việc trong các cơ sở này cũng như bệnh nhân tới thăm khám.
Thêm vào đó, việc giữ vệ sinh phòng khám cũng góp phần mang đến hình ảnh chuyên nghiệp cho phòng khám cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ tại đây.
Công ty chuyên thiết kế phòng khám nào uy tín và chất lượng nhất hiện nay?
Việc thiết kế, thi công phòng khám không chỉ đặt ra những yêu cầu về mặt thẩm mỹ mà còn phải đáp ứng được công năng và những quy định của Bộ Y tế và Chính phủ đưa ra.
Vì vậy, việc thiết kế, xây dựng cần phải được thực hiện bởi những công ty chuyên thiết kế nội thất phòng khám có uy tín và chuyên môn trong ngành này. Họ sẽ là người thực hiện khảo sát mặt bằng, lên ý tưởng và đưa ra những giải pháp không gian theo đúng quy định và dựa theo những nguyện vọng của chủ đầu tư.
Với Penviet, chúng tôi luôn đặt sự tín nhiệm của khách hàng lên hàng đầu. Với kinh nghiệm và nguồn nhân lực chất lượng, Penviet đã từng bước trở thành đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế phòng khám, nhà thuốc, thiết kế bệnh viện hàng đầu Việt Nam.
Penviet có lợi thế như sau:
Thiết kế nội thất phòng khám chuyên nghiệp, ý tưởng sáng tạo mới lạ mang đến không gian chuyên nghiệp.
Đội ngũ kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm trong ngành nội thất, đã thực hiện thi công nhiều dự án và đưa ra nhiều mẫu phòng khám đẹp làm hài lòng khách hàng.
Penviet có xưởng sản xuất với quy mô lớn, giúp khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói tiết kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo đúng tiến độ thời gian thi công trong hợp đồng.
Penviet có đội ngũ nhân công lành nghề, thân thiện, luôn sẵn lòng và nhiệt huyết với công việc
Thời gian hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đã ký kết trong hợp đồng
Có chế độ bảo hành, kiểm tra chất lượng dự án, nghiệm thu công trình
Có chính sách đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Quy trình thiết kế và thi công nội thất phòng khám
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của khách hàng
Bước 2: Nhân viên phòng kinh doanh liên hệ,tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của khách hàng và xin lịch hẹn gặp trao đổi trực tiếp với khách hàng.
Bước 3: Nhân viên kinh doanh và kiến trúc sư Penviet gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để nắm bắt nhu cầu; thực hiện khảo sát hiện trạng mặt bằng thi công và đưa ra tư vấn phù hợp
Bước 4: Tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế
Bước 5: Thực hiện các bản vẽ thiết kế 2D và 3D dựa trên những trao đổi và nhu cầu của khách hàng; Chỉnh sửa và chốt phương án thiết kế.
Bước 6: Bóc tách và gửi báo giá thi công cho khách hàng
Bước 7: Ký hợp đồng thi công công trình
Bước 8: Khảo sát, đo đạc lại và điều chỉnh thiết kế trước khi sản xuất nội thất cho công trình
Bước 9: Dựng mẫu và sản xuất nội thất theo thiết kế
Bước 10: Tiến hành thi công, lắp đặt nội thất theo mẫu thiết kế được thống nhất với chủ đầu tư
Bước 11: Nghiệm thu công trình
Bước 12: Chăm sóc khách hàng và thực hiện bảo trì định kỳ.
Với quy trình làm việc chặt chẽ, Penviet cam kết luôn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và lấy sự tín nhiệm của khách hàng làm kim chỉ nam để phát triển.
Báo giá thiết kế thi công nội thất phòng khám tại Penviet
Là một đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín trên thị trường, trải qua 12 năm hoạt động, Penviet luôn cố gắng không ngừng nỗ lực đã khẳng định vị thế tiên phong trên thương trường và ngày càng nhận được sự đánh giá cao của Quý khách hàng và Quý đối tác.
Ngoài thế mạnh về thiết kế phòng khám, Penviet còn có nhiều thế mạnh trong các lĩnh vực thiết kế spa, nhà hàng, tiệm vàng, cùng nhiều hạng mục thi công khác.
Đặt mục tiêu đáp ứng được đầy đủ yêu cầu và mong muốn của khách hàng, Penviet đã thực hiện nghiên cứu và và trân trọng giới thiệu đến Quý khách hàng các gói dịch vụ thiết kế nội thất với chi phí tối thiểu từ 6.000.000 đồng kể từ tháng 07/2022.
Theo đó, tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng của chủ đầu tư mà chúng tôi sẽ đưa ra các gói dịch vụ thiết kế - thi công - cải tạo - xây dựng phù hợp và hỗ trợ những thông tin cần thiết, những quy định về thiết kế nội thất phòng khám để mang đến giải pháp tối ưu dựa trên diện tích mặt bằng để tạo công năng sử dụng và mang đến một hình ảnh chuyên nghiệp nhất cho phòng khám.
Vậy là Penviet đã chia sẻ đến độc giả những kinh nghiệm thiết kế và thi công phòng khám được đúc rút qua rất nhiều dự án lớn nhỏ trên cả nước. Hy vọng với những chia sẻ ở trên bạn sẽ có ý tưởng để xây dựng và thiết kế phòng khám cho mình.
Nếu bạn chưa có ý tưởng xây dựng hãy liên hệ ngay với Penviet để đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn và giúp bạn có những giải pháp không gian thật tuyệt vời nhé!
Để biết thêm nhiều hơn về năng lực của Penviet. Quý vị hãy tham khảo thêm về các dịch vụ khác của chúng tôi:
Rộng trên 4000m2 với nhiều trang thiết bị hiện đại
Quy trình sản xuất chuyên nghiệp
Đội ngũ thợ lành nghề
PenViet là thương hiệu kinh doanh của Công ty Cổ phần Kiến trúc Nội thất và Xây dựng PenViet, ra đời từ ngày 15 tháng 09 năm 2010.
Cho tới nay, trải qua 12 năm hoạt động, chúng tôi đã xây dựng và phát triển được hệ thống rộng khắp với 8 chi nhánh và 4 xưởng sản xuất trên địa bàn toàn quốc. PenViet là một trong số ít những đơn vị trên thị trường có khả năng cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công trọn gói với quy trình khép kín, cam kết mang, tới khách hàng sản phẩm và dịch vụ với chất lượng và giá thành tốt nhất.