Trên những khu phố, nhà cao tầng bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh về logia và ban công. Tuy nhiên, có nhiều người không biết phân biệt sự khác nhau của những hạng mục này trong thiết kế nội thất. Vì vậy, hôm nay Penviet sẽ cung cấp thông tin chính xác để giúp bạn hiểu rõ hơn và có lựa chọn phù hợp với ý tưởng thiết kế của mình.
Mục lục
- Định nghĩa về lô gia và ban công
- Nét tương đồng giữa logia và ban công
- Sự khác nhau giữa lô gia và ban công
- Một số lưu ý khi thiết kế lô gia và ban công
- Gợi ý về cách trang trí logia và ban công ấn tượng
- Thiết kế logia thành phòng đọc sách mini
- Biến hóa logia thành khu nghỉ ngơi, thư giãn
- Tạo phòng làm việc mini đầy tiện nghi
- Thiết kế logia thành căn bếp nhỏ và phòng ăn gia đình
- Thiết kế logia thành khu vườn nhỏ xinh
- Thiết kế logia theo phong cách tân cổ điển sang trọng
- Thiết kế logia thành khu giặt giũ và phơi đồ tiện ích
- Thiết kế ban công thành khu đón nắng tuyệt vời
- Một số mẫu thiết kế logia và ban công đẹp, ấn tượng
Định nghĩa về lô gia và ban công
Ban công được hiểu như thế nào?
Ban công chính là một phần của sàn gác được các kiến trúc sư thiết kế tạo thành các phần nhô ra khỏi tường ngoài nhà. Ban công có thể có mái che hoặc không có mái che và thường có kết cấu kiểu console. Hầu hết ban công sẽ được dùng cho các mẫu nhà phố có số tầng thấp, nhà vườn hoặc biệt thự.
Các thiết kế của hạng mục này thường rất thông thoáng, tạo thành 2 – 3 hướng nhìn ở phía trước và 2 phần bên cạnh. Tùy thuộc vào khu nhà ở mà 2 cạnh ban công có thể bị che lấp.
Định nghĩa về logia
Logia chính là phần được ăn sâu vào phần mặt bằng nhà. Một hướng của lô gia sẽ hướng tiếp xúc với thiên nhiên được che chắn cẩn thận. Theo đó, 2 hướng còn lại sẽ được xây cao đến tận đáy sàn.
Từ những đặc điểm trên, logia thường được thiết kế tại chung cư hay các tòa nhà cao tầng, khách sạn, nhà nghỉ. Ưu điểm của logia chính là giữ được sự yên tĩnh, riêng tư, độc lập cho không gian theo yêu cầu của chủ nhà. Hạng mục này cũng được thiết kế để đón ánh sáng, tạo sự thông thoáng cho những căn nhà trong cách ngách hẻm quá nhỏ không xây dựng được ban công.
Hiện nay, có 2 loại logia được phân theo chức năng:
- Lô gia để phục vụ nghỉ ngơi: Loại lô gia này thường gắn liền với phòng ngủ và phòng khách hoặc cũng có thể dùng để làm nơi trồng cây cảnh, uống trà, thư giãn.
- Lô gia để phục vụ sinh hoạt: Loại logia này thông thường sẽ được thiết kế gắn với nhà bếp, nhà vệ sinh hoặc có thể được tận dụng làm nơi trồng cây, giặt giũ, phơi đồ.
Nét tương đồng giữa logia và ban công
Đều là những hạng mục thiết kế vô cùng phổ biến, giữa logia và ban công có những nét tương đồng như sau:
Vai trò
Lô gia và ban công đều là những hạng mục thiết kế cho các công trình nhà cao ốc, chung cư. Đây là những nơi tiếp xúc gần với thiên nhiên, ảnh hưởng nắng gió, không khí nên có mục đích sử dụng giống nhau, tạo công năng sử dụng cho gia đình một cách hiệu quả như: thiết kế thành góc thư giãn uống trà, trồng hoa, rau màu, sân phơi đồ, góc học tập hoặc có thể thiết kế thành làm không gian ăn uống, quầy bar,…
Diện tích, chiều cao
Diện tích của 2 hạng mục này đều không chênh lệch nhau quá nhiều. Theo đó, các thiết kế cần phù hợp với kiến trúc không gian của ngôi nhà.
Yêu cầu thiết kế
- Cả logia và ban công đều phải đảm bảo được kết cấu chịu lực, đảm bảo công năng sử dụng và có tính thẩm mỹ.
- Vì nền nhà của ban công và lô gia đều chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời, thời tiết nên phần cấu tạo cần có yêu cầu về cách nhiệt, thoát nước và chống thấm tốt. Bên cạnh đó,mặt sàn phải được đánh dốc về phía ống thoát nước, phần cao nhất phải thấp hơn mặt sàn trong nhà ít nhất là 2cm.
- Lan can cả 2 hạng mục này cần đảm bảo thông gió tốt, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn về chiều cao, tránh gây ra những nguy hiểm, tai nạn khó lường trước. Thông thường, chiều cao tiêu chuẩn là khoảng từ 1 – 1,4m, nếu chung cư trên 9m thì chiều cao của lan can phải trên 1,5m.
- Khi chọn hướng logia và ban công cần phải phù hợp với phong thủy, khí hậu để đảm bảo có lợi ích cho chủ nhà. Nên tránh thiết hướng tây, thay vào đó nên làm hạng mục này tại hướng đông và hướng nam.
Sự khác nhau giữa lô gia và ban công
Bên cạnh những nét tương đồng, logia và ban công còn có sự khác biệt sau đây:
Sự khác biệt của ban công
- Đây là hạng mục được thiết kế bên ngoài ngôi nhà
- Với ban công có thể tùy chỉnh phần tường, mai che cho khu vực này tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, thường rất ít gia đình lựa chọn ban công có mái che.
- Nhà vườn thấp tầng, biệt thự, nhà phố hiện đại thường sẽ thiết kế ban công nhiều hơn.
- Hướng nhìn đón ánh nắng của ban công rộng hơn, tạo sự thông thoáng.
- Vì được thiết kế ở phần ngoài của ngôi nhà bên ban công sẽ bị hắn nắng và mưa tạt nhiều.
Sự khác biệt của logia
- Logia được xây ở phần bên trong của ngôi nhà, chỉ có một hướng thẳng ra ngoài tiếp xúc với môi trường. Bên cạnh đó, logia còn có tường che chắn hai bên và có mái.
- Logia thường được sử dụng trong các công trình lớn như chung cư, nhà nghỉ, nhà cao tầng, khách sạn hoặc những khu phố không được cấp phép xây ban công
- Logia chắc chắn có mái che và tường nên ít bị mưa tạt, hắt nắng hay chịu ảnh hưởng xấu của thời tiết.
- Logia có kết cấu chịu lực giống như sàn nhà
Những nét tương đồng của logia và ban công đã khiến cho nhiều người nhầm tưởng 2 hạng mục này chính là 1, chỉ khác nhau về tên gọi. Tuy nhiên, về cấu trúc, công năng, thiết kế giữa logia và ban công có khá nhiều điểm khác biệt. Vậy khi thiết kế hạng mục này, chúng ta cần chú ý điều gì?
Một số lưu ý khi thiết kế lô gia và ban công
Dù lựa chọn logia hay ban công thì yếu tố quan trọng nhất cần đảm bảo là sự an toàn cho khu vực này. Bên cạnh đó, cần chú ý đến hệ thống thoát nước, chống thấm, chống cháy nổ cũng cần được quan tâm, chú ý.
Thực tế, những quy định về việc xây dựng logia và ban công khá khắt khe. Chính vì thế, chủ hộ cần tuân thủ về độ cao, độ rộng của mỗi loại hình thiết kế để không gặp phải bất kỳ trở ngại nào trong quá trình cấp phép thi công. Phải tuân thủ tuyệt đối và bám sát bản vẽ xây dựng, không được thay đổi kết cấu, kích thước, vì có thể ảnh hưởng đến sự an toàn và bị các cơ quan xây dựng xử lý.
Riêng với logia, một số tiêu chuẩn xây dựng được quy định như sau:
- Bắt đầu từ tầng 6 trở lên, phần lan can được tiếp xúc bên ngoài phải đảm bảo được chiều cao tối thiểu lag 1,2m. Cần chú ý, không thiết kế để làm hở phần chân để đảm bảo sự an toàn cho trẻ nhỏ.
- Từ tầng 9 trở lên, phần lan can tiếp xúc với mặt bên ngoài cần phải đảm bảo chiều cao tối thiểu là 1,4m.
- Mẫu thiết kế logia được xây dựng bằng cửa kính thì chọn loại có cường lực dày, chắc chắn để đảm bảo sự an toàn, chống vỡ đổ ngã.
Ngoài ra, một lưu ý cực quan trọng khác là mặt bằng. Tuy rằng logia ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn so với ban công nhưng chủ nhà cũng cần đảm bảo phần móng được xây dựng thiết kế chịu lực tốt, có tác dụng chống thấm, thoát nước và cách nhiệt.
Gợi ý về cách trang trí logia và ban công ấn tượng
Vì có thiết kế khác nhau nên việc trang trí ban công và lô gia cũng có đôi chút khác biệt. Để giúp những hạng mục này trong tổng thể không gian trở nên hài hòa, ấn tượng thì Penviet sẽ gợi ý cho bạn một số mẫu thiết kế logia và ban công đơn giản, đang được ưa chuộng với chi phí vô cùng hợp lý hiện nay.
Thiết kế logia thành phòng đọc sách mini
Nếu bạn là người thích đọc sách thì thiết kế logia thành phòng đọc sách mini sẽ là ý tưởng vô cùng tuyệt vời. Vì được thiết kế xây kín các mặt nên bạn có thể đặt kệ sách âm tường để tận dụng triệt để không gian. Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ, chủ gia đình có thể trang trí thêm bộ bàn ghế nhỏ, sofa, một vài chậu cây nhỏ giúp không gian thêm phần lãng mạn và thư giãn.
Biến hóa logia thành khu nghỉ ngơi, thư giãn
Ngoài thiết kế phòng sách mini, bạn có thể tận dụng logia thành một căn phòng nghỉ ngơi riêng tư. Để phòng có thêm điểm nhấn bạn có chọn một chiếc ghế dài hoặc một chiếc giường nhỏ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí thêm các loại phụ kiện trang trí như đèn dây, cây xanh, nến,…để tạo thêm không khí thư giãn. Tuy nhiên, để đảm bảo logia không gây ra sự khó chịu, đảm bảo sự riêng tư thì bạn có thể lắp thêm rèm che cho khu vực này.
Tạo phòng làm việc mini đầy tiện nghi
Nếu bạn không muốn tận dụng logia để làm phòng nghỉ ngơi thì hãy thay đổi thành phòng làm việc mini và trang trí đầy tiện nghi.
Với thiết kế này, chủ nhà có thể đầu tư thêm bộ bàn ghế để làm việc, kệ sách đặt âm tường để tận dụng triệt để không gian. Với ý tưởng thiết kế độc đáo, cách bố trí khoa học sẽ giúp bạn có một không gian riêng tư thoải mái tại chính ngôi nhà của mình
Ngoài ra, bạn hãy sử dụng thêm kính cường lực để đảm bảo an toàn cho khu vực logia, cũng như tránh bị tác động thời tiết bên ngoài môi trường đến các hạng mục công trình.
Thiết kế logia thành căn bếp nhỏ và phòng ăn gia đình
Ý tưởng thiết kế lô gia hoặc ban công thành khu vực ăn uống tưởng chừng như vô lý nhưng ngược lại có thể trở thành điều hấp dẫn giúp bữa cơm gia đình trở nên đầm ấm hơn.
Với logia bạn có thể tận dụng để thiết kế một gian bếp nhỏ bên cạnh đặt một chiếc bàn ăn gia đình, vừa có thể nấu nướng, sơ chế ngay tại đây, vừa có thể ngắm cảnh thiên nhiên vào mỗi buổi cuối tuần.
Với ban công, bạn cũng có thể thiết kế với ý tưởng này, tuy nhiên do bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên bạn có thể đặt một bộ bàn nhỏ để cả gia đình có thể thay đổi không khí bữa ăn tại đây.
Thiết kế logia thành khu vườn nhỏ xinh
Trồng hoa, cây cảnh, hay rau sạch để cùng cấp nguồn dinh dưỡng lành mạnh đang trở thành xu hướng được rất nhiều gia đình chọn lựa. Nếu muốn có thêm không gian xanh trong nhà thì bạn hãy biến hóa khu vực logia thành một khu vườn nhỏ với những loại cây mà bạn yêu thích nhé!
Mô hình thiết kế này đều phù hợp với cả lô gia và ban công, do đó hãy thảo luận với kiến trúc sư của bạn để có giải pháp không gian tối ưu nhất bạn nhé!
Thiết kế logia theo phong cách tân cổ điển sang trọng
Với những ai yêu thích sự sang trọng, hiện đại thì chắc chắn sẽ thấy “siêu lòng” với kiểu thiết kế tân cổ điển cho không gian sống của mình. Vì vậy, để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, gia chủ nên đồng bộ nội thất để tạo tính nhất quán. Khu vực logia cũng như vậy, nếu bạn chọn phong cách thiết kế độc đáo này thì hãy các chi tiết phào chỉ tương tự.
Thiết kế logia thành khu giặt giũ và phơi đồ tiện ích
Việc tận dụng khu vực logia trở thành nơi giặt giũ, phơi đồ cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Nếu được bố trí một cách khoa học thì đây vừa có thể là nơi giặt đồ lý tưởng, vừa giúp không gian đón ánh nắng hiệu quả. Nếu chọn logia trở thành nơi giặt giũ, phơi đồ cho gia đình thì điều quan trọng nhất chính là thiết kế hệ thống cấp thoát nước tốt.
Thiết kế ban công thành khu đón nắng tuyệt vời
Tắm nắng vào mỗi buổi sớm mai không chỉ giúp cơ thể hấp thụ tốt vitamin D mà còn giúp tinh thần được thư thái, bắt đầu một ngày mới làm việc hiệu quả. Nếu có sở thích tắm nắng thì bạn hãy trang trí khu vực ban công hoặc logia trở thành nơi thoáng đãng, đón được nhiều ánh nắng tự nhiên, giúp bạn có cảm giác thư thái, khỏe mạnh.
Một số mẫu thiết kế logia và ban công đẹp, ấn tượng
Sau khi đã hiểu rõ về logia và ban công, bạn hãy tham khảo một số hình ảnh về mẫu thiết kế để có thêm ý tưởng xây dựng cho không gian của mình nhé!
Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về logia và ban công để biết cách phân biệt và những lưu ý khi thi công những hạng mục này.
Để có mẫu thiết kế phù hợp, có giải pháp không gian tuyệt vời vừa tạo được công năng sử dụng, vừa tăng tính thẩm mỹ thì bạn có thể liên hệ với nội thất Penviet. Chúng tôi có đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, đã thực hiện thi công nhiều công trình, dự án trên cả nước nên nhận được sự tin tưởng tuyệt đối về phía khách hàng. Để bắt nhịp với xu hướng hiện đại phát triển, chúng tôi luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo những ý tưởng nhằm mang đến cho bạn khoảng không gian tuyệt vời và là nơi bạn muốn trở về sau một ngày làm việc dài!
Hãy tin tưởng và lựa chọn Penviet bạn nhé!