Mục lục
Vì sao cần thiết kế phòng khám đa khoa? Lợi ích nhận được là gì?
Đảm bảo sự vận hành trơn tru, đúng quy chuẩn
Xây dựng cơ sở y tế chuyên nghiệp
Thiết kế nội thất phòng khám đa khoa gây dựng niềm tin với khách hàng
Những tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa nào cần phải áp dụng?
Ngành Y tế là một ngành đặc thù nên mẫu thiết kế, xây dựng cũng cần đặt ra những tiêu chuẩn riêng để mang đến công năng, sự thuận tiện, đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất trong quá trình thăm khám, điều trị bệnh.
Tiêu chuẩn thiết kế
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2748 – 1991 phân cấp loại công trình xây dựng
- Nghị định Chính Phủ số 01/1998/NĐ-CP ngày 3/1/1998 về Hệ thống tổ chức y tế tại địa phương.
- Thông tư liên tịch số 02/198/TTLT-BYT-BTCCBCP ngày 27/6/1998 hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 01/1998/NĐ-CP
- Quyết định số 2967/QĐ-BYT ngày 29/6/2001 thực hiện phê duyệt nhiệm vụ thiết kế phòng khám đa khoa khu vực.
Những yêu cầu về xây dựng
- Quy mô nhỏ: Từ 80 – dưới 120 lượt khám/ngày và có 6 – 10 giường lưu.
- Quy mô lớn: Từ 120 – 150 lượt khám/ngày và có từ 11 – 15 giường lưu trú
Yêu cầu về khu đất xây dựng phòng khám đa khoa
- Khu đất xây dựng phải đảm bảo giao thông thuận tiện
- Có điều kiện vệ sinh môi trường tốt, giải pháp xử lý nền móng không phức tạp
- Đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch thường xuyên
Yêu cầu về giải pháp thiết kế phòng khám đa khoa
Yêu cầu chung
- Lối kiến trúc thiết kế đảm bảo đủ công năng, không chồng chéo, lồng ghép giữa nhiều hoạt động thăm khám, chữa bệnh, công tác y tế dự phòng, vệ sinh dịch tễ.
- Dây chuyền hoạt động của phòng khám phải đảm bảo đúng theo nguyên lý 1 chiều, yếu tố sạch – bẩn riêng biệt.
- Với phòng khám bệnh – sản khoa – kế hoạch hóa gia đình cần bố trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện vô khuẩn.
- Hạng mục thi công nội thất thiết kế phòng khám đa khoa phải phù hợp với Danh mục trang thiết bị y tế theo quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002.
- Các phòng trong khối nhà chính phải đảm bảo chiều cao tối thiểu 3,3m. Với phòng vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,8m.
- Hành lang bên có chỗ đợi đảm bảo chiều rộng từ 2,4 đến 2,8m, hành lang bên không kết hợp chỗ đợi rộng từ 1,5 đến 1,8m.
- Cửa đi có chiều cao tối thiểu là 2,1m, cửa đi thông thường có chiều rộng tối thiểu 1,4m. Với cửa đi có chuyển cáng, đòn võng có chiều rộng tối thiểu 1,4m, với cửa đi phòng sản khoa có chiều rộng tối thiểu 1,4m
Yêu cầu về hạng mục công trình
Yêu cầu về giải pháp kỹ thuật thiết kế phòng khám đa khoa
Hệ thống điện
- Phòng khám đa khoa phải được trang bị hệ thống điện một cách đồng bộ để đảm bảo khả năng vận hành chiếu sáng trong các phòng chức năng và phòng đảm bảo các thiết bị kỹ thuật thực hiện.
- Phòng khám phải đảm bảo được cung cấp điện 24/24h, bên cạnh đó cần có nguồn điện dự phòng.
- Hệ thống cung cấp điện phải sử dụng dây dẫn ruột đồng bọc kín, có thể đặt nổi hoặc âm tường, trần. Theo đó, cần chú ý bố trí automat trong từng phòng chức năng để đảm bảo an toàn.
Hệ thống nước
Hệ thống nước là hạng mục thi công quan trọng trong mỗi mẫu thiết kế phòng khám đa khoa. Theo đó cần đảm bảo phòng khám được cung cấp nước sạch liên tục từ hệ thống nước, bể dự trữ đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn số 505/BYT- QĐ của Bộ Y tế.
Cụ thể, tiêu chuẩn cấp nước của phòng khám đa khoa là từ 25 đến 30m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, khi bố trí mặt bằng xây dựng cần đảm bảo phòng khám có bể nước sinh hoạt, dự phòng cứu hoả có sức chứa từ 25 – 30m3; Ngoài ra, phải có bể chứa nước trên mái và trong các phòng vệ sinh.
Thoát nước
Phòng khám đa khoa cần phải trang bị hệ thống thoát nước tại chỗ bằng các biện pháp tự chảy kết hợp cống nước thu gom và không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Nước thải
- Cần có hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định. Nước thải từ các khu kỹ thuật thực hiện khám chữa bệnh, phòng vệ sinh phải được thu gom và xử lý theo đúng quy trình để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho môi trường.
- Tại các phòng sơ cứu, thực hiện hiện tiểu phẫu, phòng sản khoa phải trang bị hệ thống nước sạch khi thực hiện vệ sinh, khử trùng.
Chất thải rắn
Với các chất thải rắn trong phòng khám đa khoa phải có nơi tập kết riêng, đồng thời có bộ phận xử lý, hố chôn cách khối nhà chức năng tối thiểu diện tích là 20m và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy
Trước khi thực hiện thiết kế phòng khám đa khoa thì chủ đầu tư cũng cần chú ý đến các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy:
- Phòng khám đa khoa khu vực phải là công trình chịu lửa bậc III (theo đúng TCVN 2748 – 1991)
- Phòng khám đa khoa khu vực phải có hệ thống bình bọt cứu hoả đặt bên bên trong nhà, phòng kỹ thuật
- Khu đất xây dựng phòng khám đa khoa phải bố trí bể chứa hoặc giếng nước, hố cát dự phòng để thực hiện cứu hỏa khi cần thiết.
Yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình
Tường nhà
- Phần tường bên trong và bên ngoài phải được quét vôi hoặc quét sơn.
- Tường bên trong các phòng khám, chữa bệnh, lưu trú của bệnh nhân cần phải được rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ, phòng vệ sinh phải thực hiện ốp gạch men, sơn chịu nước cao tối thiểu 1,8m. Với những phần tường khác có thể quét sơn, vôi màu sáng.
Cần lưu ý: Phần tường đặt trong phòng máy X-quang phải được thiết kế đạt tiêu chuẩn an toàn bức xạ. Theo đó, phải được trát vữa cản tia xạ (vữa barit), đồng thời phải có cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và chứng nhận, đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và môi trường xung quanh.
Sàn nhà
Phần sàn nhà được lát bằng gạch ceramic, gạch hoa xi măng, hoặc có thể trát granito mài nhẵn,… đảm bảo mặt sàn không bị trơn trượt và thuận tiện trong việc cọ rửa, vệ sinh, khử trùng.
Trần
- Phần trần phải được thiết kế phẳng, dốc, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, chống ẩm, chống thấm và cách nhiệt tốt.
- Với thiết kế phòng khám đa khoa có sử dụng 2 tầng thì phần của phòng máy X – quang cũng phải trát vữa cản tia xạ
Cửa sổ
- Cửa sổ phòng khám phải có khuôn, hệ thống song sắt bảo vệ và có lưới chống côn trùng xâm nhập.
- Cánh cửa được làm từ chất liệu panô gỗ, nhôm, sắt, hoặc kết hợp nan chớp, kính trong, chiếu sáng tự nhiên, đồng thời ngăn gió lạnh.
- Với cửa sổ panô kính mở ra hành lang, lối đi theo các phòng cấp cứu, sản khoa, phòng lưu bệnh nhân cần phải sử dụng kính mờ để không nhìn vào bên trong.
Cửa đi
- Cửa đi cần phải có khuôn đảm bảo độ vững chắc, an toàn được làm từ chất liệu panô gỗ, nhôm, sắt, hoặc có thể kết hợp nan chớp, kính.
- Với phòng X-quang thì cửa đi cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn bức xạ, có đèn báo hiệu. Chất liệu cánh sửa bằng thép bạc các hợp chất chống tia xạ, (Chì, cao su, chì,…)
Kết cấu và hoàn thiện công trình
- Trong mẫu thiết kế phòng khám đa khoa thì các hạng mục công trình phải đảm bảo kết cấu bền vững, dễ thi công, lắp đặt và phù hợp với điều kiện xây dựng tại địa phương.
- Các hạng mục phải phải được xây dựng, cải tạo hoàn thiện nội thất và ngoại thất theo đúng tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và đáp ứng được những yêu cầu riêng riêng trong các công trình y tế.
- Thiết kế phòng khám đa khoa theo lối kiến trúc hiện đại, phù hợp theo tính chất, công năng của loại công trình y tế.
- Với những phòng khám tại các vùng sâu, vùng xa phải đảm bảo phù hợp với yếu tố kiến trúc truyền thống của địa phương, cảnh quan, quy hoạch chung.
Đơn vị thiết kế phòng khám đa khoa đúng chuẩn Bộ Y tế đạt chất lượng cao hiện nay
PenViet là đơn vị đã có hơn một thập kỷ phát triển trong việc thiết kế và thi công nội thất. Hiện nay, PenViet đang từng bước tiên phong trở thành đơn vị thi công thiết kế shop, phòng khám hàng đầu cả nước. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã thực hiện trên 10.000 dự án, phát triển hơn 10 chi nhánh và 4 xưởng sản xuất nội thất trên khắp cả nước, có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về quy mô, chất lượng, tiến độ của dự án.
Hiện tại, quy trình thiết kế phòng khám đa khoa của PenViet sẽ trải qua 12 bước sau đây:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin và nhu cầu của khách hàng
- Bước 2: Nhân viên phòng kinh doanh liên hệ,tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của khách hàng và xin lịch hẹn gặp trao đổi trực tiếp với khách hàng.
- Bước 3: Nhân viên kinh doanh và kiến trúc sư Penviet gặp gỡ và trao đổi với khách hàng để nắm bắt nhu cầu; thực hiện khảo sát hiện trạng mặt bằng thi công và đưa ra tư vấn phù hợp
- Bước 4: Tiến hành ký kết hợp đồng thiết kế
- Bước 5: Thực hiện các bản vẽ thiết kế 2D và 3D dựa trên những trao đổi và nhu cầu của khách hàng; Chỉnh sửa và chốt phương án thiết kế.
- Bước 6: Bóc tách và gửi báo giá thi công cho khách hàng
- Bước 7: Ký hợp đồng thi công công trình
- Bước 8: Khảo sát, đo đạc lại và điều chỉnh thiết kế trước khi sản xuất nội thất cho công trình
- Bước 9: Dựng mẫu và sản xuất nội thất theo thiết kế
- Bước 10: Tiến hành thi công, lắp đặt nội thất theo mẫu thiết kế được thống nhất với chủ đầu tư
- Bước 11: Nghiệm thu công trình
- Bước 12: Chăm sóc khách hàng và thực hiện bảo trì định kỳ.
Top 50 mẫu thiết kế phòng khám đa khoa hiện đại, đạt chuẩn
Mẫu thiết kế nội thất phòng khám đa khoa phong cách hiện đại
Phong cách hiện đại thường được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn trong các mẫu thiết kế phòng khám đa khoa. Ưu điểm của phương pháp này là mang đến công năng và thuận tiện trong quá trình sử dụng, đáp ứng được đầy đủ về cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Mẫu thiết kế phòng khám đa khoa sang trọng
Một không gian hiện đại, đẳng cấp với nhiều loại hình dịch vụ sẽ là sự ưu tiên, lựa chọn của nhiều bệnh nhân. Vì thế, mẫu thiết kế này cũng đang được rất nhiều các chủ đầu tư chọn lựa.
Mẫu thiết kế phòng khám đa khoa tạo không gian mở
Lối thiết kế mở tạo không gian thoáng đãng, thư thái, giải tỏa áp lực, căng thẳng khi bệnh nhân đến thăm khám, điều trị bệnh. Vì thế, mẫu thiết kế này cũng đang trở nên rất thịnh hành.