Cập nhật thông tin mới nhất về tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện

Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện có sự khác biệt lớn so với nhiều các hạng mục xây dựng khác, bởi đây là một tổ hợp công trình đảm nhận nhiều nhiệm vụ, chức năng và phải đảm bảo được tính thống nhất chung. Trong bài viết này, Penviet sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa, chuyên khoa để bạn đọc tham khảo. 

Tại sao phải tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện?  

Bệnh viện là công trình kiến trúc mang tính cộng đồng nên có nét đặc thù cao, phải đảm bảo những quy chuẩn đặc biệt để không ảnh hưởng đến quá trình sử dụng hay sức khỏe của con người.  
Ngoài việc bố trí không gian, lối kiến trúc xây dựng, thiết kế bệnh viện cần phải đặc biệt chú trọng đến công nghệ thăm khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất,… Vì vậy, để có những công trình y tế thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu thăm khám sức khỏe ngày càng cao của người dân thì đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư xây dựng cần phải nắm rõ được các nguyên lý, tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện, đồng thời phải có kiến thức sâu rộng về công nghệ khám chữa bệnh và cập nhật đầy đủ thông tin về trang thiết bị y tế hiện đại.  
Tuân thủ tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện đảm bảo sự vận hành trơn tru cho cả hệ thống
Tuân thủ tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện đảm bảo sự vận hành trơn tru cho cả hệ thống

Tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc thiết kế và thi công bệnh viện được áp dụng theo những tiêu chuẩn sau đây:
  • Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa TCVN 4470 : 2012: Tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng để xây dựng, cải tạo, thiết kế và nâng cấp các bệnh viện đa khoa trên cả nước với quy mô trên 500 giường
  • Tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện Quận, Huyện: TCVN 9213 : 2012 do đơn vị Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, đồng thời do Bộ Xây dựng đề nghị và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
  • Tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện đa khoa khu vực: TCVN 9212 : 2012 do bên Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, đồng thời do Bộ Xây dựng đề nghị và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa này được áp dụng với quy mô 250 giường.
  • Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực: TCVN 9214 : 2012 do bên Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, đồng thời do Bộ Xây dựng đề nghị và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, cùng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Áp dụng tiêu chuẩn đã phê duyệt vào dự án xây dựng thiết kế bệnh viện 
Áp dụng tiêu chuẩn đã phê duyệt vào dự án xây dựng thiết kế bệnh viện

Áp dụng tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện khi xây dựng, thiết kế nội thất bệnh viện  

Những yêu cầu về khu đất xây dựng, quy hoạch mặt bằng bệnh viện

Khu đất xây dựng bệnh viện
Các nhà thầu, đơn vị thi công  cần quan tâm đến khoảng cách giữa các phân khu, mô hình công nghệ, độ an toàn bức xạ, đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy và điều kiện cách ly khi có dự án quy hoạch mặt bằng tổng thể. 
Thực tế, những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn khi bệnh viện được đưa vào sử dụng, đặc biệt là với những người bệnh phải điều trị nội trú lâu ngày ở trong bệnh viện. Theo đó, nếu những nơi có khí hậu ô nhiễm như các khu nghĩa trang, nơi xử lý rác thải, … sẽ không được chấp thuận nằm trong dự án xây dựng bệnh viện. 
Về quy hoạch tổng mặt bằng 
Trong tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa hay tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện chuyên khoa thì công tác quy hoạch mặt bằng đều phải được quan tâm chú trọng ngay từ những bước đầu của công trình, bởi đây chính là công cụ hữu ích để xác định quy mô của một tổ hợp dự án.
Theo đó, công tác quy hoạch tổng thể mặt bằng sẽ được thể hiện qua những tiêu chuẩn về số lượng giường bệnh như sau: 
  • Bệnh viện đa khoa có quy mô nhỏ (thường áp dụng theo tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện quận huyện) có số giường bệnh điều trị dao động từ khoảng 100 đến 250 giường.
  • Bệnh viện có quy mô trung bình (thường áp dụng theo tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện đa khoa trực thuộc tỉnh) có số lượng giường bệnh dao động khoảng từ 250 đến 500 giường.
  • Bệnh viện có quy mô lớn (thường là bệnh viện thuộc tuyến  trung ương) có khoảng hơn 500 giường bệnh.
Một khu đất được được lựa chọn làm dự án xây dựng phải đảm bảo được những quy chuẩn tối thiểu thuộc quy mô giường bệnh trên. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng cũng cần đảm bảo mật độ xây dựng là nhỏ hơn 40%, mật độ số cây trồng trong khuôn viên bệnh viện là tối thiểu 30%.
Công tác quy hoạch mặt bằng cần được chú trọng ngay từ đầu 
Công tác quy hoạch mặt bằng cần được chú trọng ngay từ đầu

 Những yêu cầu về nội dung công trình 

  • Nội dung của công trình: Một dự án công trình xây dựng, setup nội thất bệnh viện thường bao gồm nhiều các hạng mục nhỏ nhưng đều hướng đến một mục đích chung là  tối ưu hóa, tạo công năng trong quá trình sử dụng thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Chính vì thế, phân khu Kỹ thuật nghiệp vụ chính là nơi cần được chú trọng và đầu tư nhiều nhất, bởi đây là nơi mà các hoạt động thăm khám, điều trị bệnh được các y, bác sĩ thực hiện. 
  • Yêu cầu kích thước thông thủy: Yêu cầu này cần đảm bảo quy chuẩn đã được thống nhất. Theo đó, chiều cao thông thủy tối thiểu sẽ được xác định dựa trên tính chất đặc trưng của không gian, vì vậy kích thước thông thủy của từng khu vực cũng có sự khác nhau. kiến trúc sư và đơn vị thi công dự án cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành xây dựng. 

Giải pháp thiết kế bệnh viện 

Là một tổ hợp dự án lớn có vai trò và sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng nên việc tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số giải pháp thiết kế về các phân khu có trong mô hình bệnh viện:
Khu khám bệnh và điều trị ngoại trú 
Đây là khoa tập trung lượng bệnh nhân đến thăm khám hàng ngày đông nhất, và mọi khâu tiếp đón ban đầu đều được bắt đầu ở khoa này. Chính vì thế, giải pháp thiết kế tối ưu nhất là đặt khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú đặt ngay gần cổng chính của bệnh viện. Bên cạnh đó, sơ đồ bố trí của khoa này cũng phải đảm bảo được yếu tố thuận lợi cho bệnh nhân di chuyển đến các khoa khác thuộc phân khu Kỹ thuật nghiệp vụ để triển khai quy trình thăm khám lâm sàng tiếp theo.
Khu điều trị nội trú 
Tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện với khu điều trị nội trú là rất quan trọng, bởi đây chính là nơi sinh hoạt và làm việc  của nhân viên y tế và bệnh nhân. Với các phòng ban quản lý thì khu  điều trị nội trú cần có các phòng trưởng khoa, phó khoa, phòng hành chính, phòng làm việc của bác sĩ, phòng điều dưỡng, y tá.
Về khu vực khám chữa bệnh cần có phòng thủ thuật, phòng khám tại khoa. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nơi sinh hoạt của bệnh nhân được trang bị đầy đủ cả về khu vực ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi. 
Khu Kỹ thuật nghiệp vụ 
Đây là phân khu thực hiện hầu hết tất cả các hoạt động khám chữa bệnh nên những những tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện phải được áp dụng vô cùng chặt chẽ. 
Khu kỹ thuật nghiệm vụ trong bệnh viện phải bao gồm các chuyên khoa như: 
  • Phẫu thuật
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Xét nghiệm
  • Truyền – lọc máu
  • Nội soi
  • Thăm dò chức năng
  • Giải phẫu bệnh 
  • Dược 
  • Dinh dưỡng
  • Quản lý nhiễm khuẩn 
Theo đó, các khoa thuộc phân khu Kỹ thuật nghiệp vụ cần xây dựng theo bảng diện tích tối thiểu đã được quy chuẩn hoá. Theo đó, các kỹ sư, kiến trúc sư cần đưa ra giải pháp tối ưu không gian đảm bảo được các tiêu chuẩn y tế và không gây trở ngại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của bác sĩ và nhân viên y tế.
Ngoài ra, những điều kiện vi sinh như nước, không khí, ánh sáng, âm thanh cần đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Phòng khám chữa bệnh cần được sát khuẩn, khử trùng để đảm bảo vô trùng và duy trì trong mức bức xạ ion hoá và sinh học an toàn.
Mỗi phân khu bệnh viện các kiến trúc sư sẽ đưa ra giải pháp riêng 
Mỗi phân khu bệnh viện các kiến trúc sư sẽ đưa ra giải pháp riêng
Khu hành chính – quản trị bệnh viện 
Phân khu này đảm nhận vai trò quan trọng giúp kết nối các khu vực khám chữa bệnh. Theo đó các hoạt động chỉ đạo, chiến lược đều do phân khu này đảm nhận, vì yêu cầu thiết kế cần đảm bảo sự giao tiếp thuận lợi với khu Kỹ thuật nghiệp vụ và điều trị.
Ngoài ra, khu hành chính cũng cần đảm bảo yếu tố không bị ô nhiễm tiếng ồn hay mất vệ sinh công cộng. 
Khu hậu cần – kỹ thuật 
Phân khu này đảm nhận các chức năng điện – nước – máy móc – bảo vệ tài sản – quầy dịch vụ,… Tùy theo quy mô của bệnh viện mà diện tích của các khu vực sẽ có sự khác nhau. 
Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện được đặt ra nhằm đảm bảo sự vận hành của cả một hệ thống bệnh viện, thực hiện tốt đúng chức năng, nhiệm vụ và chuyên môn. 

Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện về hệ thống kỹ thuật 

Yêu cầu về thiết kế kết cấu 
Về kết cấu của dự án phải đảm bảo được độ bền vững nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và cải tạo sau này. Bên cạnh đó, những yếu tố đảm bảo an toàn, khả thi của công nghệ và vật liệu cũng cần được được các kiến trúc sư và đơn vị thi công xem xét kỹ lưỡng mang đến kết cấu khoa học, thẩm mỹ, mang đến công năng và tính thuận tiện khi sử dụng. 
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước cần được lắp đặt đảm bảo an toàn vệ sinh tốt nhất. Đặc biệt với những phân khu Kỹ thuật điều trị, khoa cấp cứu, điều trị tích cực và chống độc cần được cung cấp hệ thống nước sạch, đảm bảo vô trùng. 
Hệ thống thoát nước trong bệnh viện cần đảm bảo yêu cầu thiết kế trên nguyên lý tự chảy, mỗi nguồn nước thải khác nhau cần được xử lý theo cách riêng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh cho môi trường. 
Yêu cầu về thiết kế điện, chống sét
Cần cung cấp điện một cách liên tục cho các Khu kỹ thuật nghiệp vụ, nơi thực hiện các mẫu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh. Theo đó, hệ thống điện được bố trí đồng đều và có công suất vận hành phù hợp với chức năng đó. 
Thiết kế hệ thống chống sét trong bệnh viện cần đảm bảo đúng theo quy định TCVN 9835 : 2012 với mức an toàn tuyệt đối.
Những yêu cầu về hệ thống kỹ thuật cần đảm bảo tuyệt đối 
Những yêu cầu về hệ thống kỹ thuật cần đảm bảo tuyệt đối
Yêu cầu thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy 
Một tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện quan trọng cần chú ý đó là đáp ứng những yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, tất cả các linh kiện và vật liệu xây dựng cần đảm bảo được sức chịu lửa nhất định. và khoảng cách tới lối thoát nạn gần nhất tối đa là 30m tuỳ theo địa hình và không gian của bệnh viện.
Hệ thống cầu thang trong bệnh viện cũng cần được bố trí khoa học, đảm bảo có hệ thống thông khí để giảm thiểu tối đa những rủi ro do cháy nổ gây ra. 
Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện về hệ thống kỹ thuật còn phải đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống gió điều hòa, hệ thống khu y tế, hệ thống điện nhẹ, thu gom chất thải rắn y tế. Tất cả những tiêu chuẩn đều với mục đích đảm bảo sự vận hành trơn tru, tạo điều kiện thuận lợi an toàn cho bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân thăm khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, quá trình vận hành không gây tác hại đến môi trường và con người xung quanh.

PenViet – Đơn vị xây dựng, thi công, đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện 

PenViet là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng kiến trúc công trình nên có đầy đủ cơ sở, năng lực đáp ứng được những tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện của Bộ, ban ngành quy định.
Chúng tôi đã có cơ hội thi công nhiều dự án bệnh viện, thiết kế phòng khám, nhà thuốc không chỉ đưa ra những giải pháp không gian, tối ưu công năng sử dụng mà còn mang đến một hình ảnh chuyên nghiệp, hiện đại giúp xây dựng niềm tin với khách hàng. Với tiềm lực phát triển và kinh nghiệm của mình PenViet luôn tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công bệnh viện trọn gói với chất lượng và uy tín nằm trong Top đầu cả nước.
Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế thi công bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc, thiết kế spa đông y theo đúng tiêu chuẩn, với chất lượng đảm bảo thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp ngay nhé!

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

Bài viết liên quan

Shopping Cart
Scroll to Top
HN: 0915.739.855HCM: 0946.941.299
Chat Facebook
Chat Zalo