Gỗ công nghiệp là gì? Cốt gỗ nào được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được dùng phổ biến trong thiết kế nội thất, bởi loại gỗ này không chỉ có giá thành rẻ, chế biến được nhiều sản phẩm tiện ích khác nhau mà còn góp phần bảo vệ môi trường khi tận dụng được nguồn gỗ vụn,…Vậy gỗ công nghiệp bao gồm những loại nào, hãy theo dõi trong bài viết sau đây.

Gỗ công nghiệp là gì? Ưu điểm và nhược điểm

Gỗ công nghiệp là thuật ngữ được sử dụng để phân biệt với gỗ tự nhiên. Theo đó, đây là loại gỗ được sử dụng keo hoặc hóa chất kết hợp phần vụn gỗ để sản xuất thành một tấm gỗ dày, phẳng. Chính vì thế, loại gỗ này thường được tận dụng từ những nguyên liệu thừa, tái sinh, ngọn cành, ngọn cây tự nhiên.
Hiện nay, các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp thường có 2 thành phần chính, đó là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.
Gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất
Gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

  • Giá thành: Khác với gỗ tự nhiên, mức độ gia công của gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn, chi phí thuê nhân công rẻ. Bên cạnh đó, loại gỗ này cũng có thể đưa vào sản xuất ngày mà không qua giai đoạn tẩm sấy. Cũng chính vì thế mà gỗ công nghiệp thường có giá thành rẻ hơn, mức chênh lệch tùy thuộc vào từng loại gỗ.
  • Gỗ không bị cong vênh: Một ưu điểm của gỗ công nghiệp là không bị co gót, cong vênh nên có thể làm cánh phẳng, sơn nhiều màu rất phù hợp với nội thất phong cách hiện đại, trẻ trung.
  • Thời gian thi công, sản xuất nhanh: Gỗ công nghiệp có thời gian thi công nhanh hơn so với gỗ tự nhiên, bởi có thể sản xuất dựa trên các phôi đã có sẵn nên những người nhân công chỉ cần thực hiện ghép dán mà không mất thời gian mổ xẻ gỗ, gia công giấy ráp.
  • Công năng sử dụng cao: Gỗ công nghiệp có thể thiết kế nội thất đa dạng, trẻ trung, hiện đại và tạo công năng sử dụng cao.
Gỗ MFC là loại cốt gỗ được làm từ các cành, nhánh cây, thân cây gỗ rừng
Gỗ MFC là loại cốt gỗ được làm từ các cành, nhánh cây, thân cây gỗ rừng

Nhược điểm của gỗ công nghiệp

  • Độ bền kém hơn với gỗ tự nhiên: Vì được tận dụng từ vụn gỗ nên độ bền, dẻo dai của gỗ công nghiệp sẽ kém hơn so với gỗ tự nhiên. Thông thường, nếu được sản xuất tại các cơ sở uy tín, có tay nghề cao thì tuổi thọ của sản phẩm có thể lên đến 10 năm. Khi hết thời gian này cũng đủ để chúng ta có thể thay đổi diện mạo cho các món đồ nội thất. Vì vậy, tùy thuộc vào sở thích và phong cách mà bạn có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp.
  • Phải đảm bảo sơn chống thấm nước tốt: Gỗ công nghiệp có đặc tính là hút nước nên bề mặt phun sơn cần đảm bảo đủ độ dày để tránh nước bị ngấm vào cốt gỗ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này thì khi cốt gỗ gặp nước sẽ bị bung và rời rạc không thể sử dụng được nữa.
  • Khả năng chịu lực kém hơn gỗ tự nhiên: Khả năng chịu lực của gỗ công nghiệp kém hơn so với loại gỗ tự nhiên rất nhiều.
  • Không thực hiện được các hoạt tiết, trạm trổ: Gỗ công nghiệp không làm được trạm trổ hay các đường soi có họa tiết do kết cấu liên kết của các cốt gỗ.

Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Việc lựa chọn cốt gỗ rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ của sản phẩm nội thất. Hiện nay, những loại cốt gỗ thường được sử dụng đó là:

Cốt gỗ ván dăm MFC

Gỗ MFC là loại cốt gỗ được làm từ các cành, nhánh cây, thân cây gỗ rừng như cao su, keo, bạch đàn. Chúng có độ bền cơ lý cao, đa dạng chủng loại và có kích thước bề mặt khá rộng. Sau khi các hỗn hợp được thu nhặt sẽ đưa vào máy nghiền nát thành các dăm nhỏ, tiếp tục sẽ được trộn với keo để ép ra thành các tấm ván tùy theo độ dày của nhà sản xuất. Hiện tại, cốt gỗ ván dăm có rất nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen…
Ưu điểm của loại cốt gỗ này là không mịn, bằng mắt thường bạn cũng dễ dàng phân biệt dăm gỗ. Cốt gỗ ván dăm MFC thường được dùng để sản xuất các loại tủ, bàn làm việc, bàn học sinh,…
Gỗ MFC là loại cốt gỗ được làm từ các cành, nhánh cây, thân cây gỗ rừng
Gỗ MFC là loại cốt gỗ được làm từ các cành, nhánh cây, thân cây gỗ rừng

Cốt gỗ MDF

Gỗ công nghiệp MDF rất phổ biến trên thị trường hiện nay, đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được đưa vào máy nghiền thành bột và trộn với keo đặc chủng, ép ra thành các tấm ván với các độ dày, kích thước khác nhau. 
Nếu để ý quan sát, bạn hoàn toàn có thể nhìn thấy sự khác biệt của ván mịn và ván dăm. Khi nhìn bằng mắt thường, ván mịn nhẵn nhụi, bằng phẳng. Với công nghệ sản xuất phức tạp nên gỗ công nghiệp MDF có giá thành cao hơn so với ván dăm. Vì thế, đây cũng là nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm nội thất như: bàn văn phòng cao cấp, hộc di động, tủ tài liệu,…
Gỗ công nghiệp MDF rất phổ biến trên thị trường hiện nay
Gỗ công nghiệp MDF rất phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, có 4 loại gỗ MDF được phân loại để sản xuất ra bột gỗ và chất kết dính, phụ gia đó là:
  • MDF sử dụng trong nhà (trong các sản phẩm nội thất).
  • MDF chịu nước: Sử dụng cho các vật dụng ở ngoài trời, những nơi ẩm ướt.
  • MDF mặt trơn: Được sử dụng để sơn ngay mà không cần chà nhám nhiều lần
  • MDF mặt không trơn: Được sử dụng để tiếp tục dán ván lạng (Veneer).
Ưu điểm của cốt gỗ MDF
  • Cốt gỗ MDF có độ bám sơn, vecni cao, vì vậy thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất cần trang trí nhiều màu sắc như showroom, phòng trẻ em,…
  • Có thể sơn đa dạng nhiều màu sắc, dễ dàng tạo các kiểu dáng cho các sản phẩm với đường nét cong, uyển chuyển.
  • Dễ gia công sản xuất
  • Có tác dụng cách âm và cách nhiệt tốt
Nhược điểm
Gỗ MDF có nhược điểm mà màu sơn dễ bị trầy xước và khả năng chịu nước kém (đối với loại MDF thông thường).

Cốt gỗ HDF

Gỗ HDF còn được gọi là tấm ván ép HDF, đây là từ viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard. Để sản xuất được gỗ HDF cần tuân thủ quy trình như sau: Nguyên liệu để sản xuất gỗ HDF là gỗ tự nhiên nguyên khối được đem luộc và sấy khô trong môi trường có nền nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C. Sau khi gỗ đã được xử lý hết nhựa và sấy khô sẽ được đưa vào dây chuyền xử lý thành bột gỗ. Tiếp đến phần bột gỗ này sẽ được kết hợp với các chất phụ gia để làm tăng thêm độ cứng, chống bị mối mọt ăn mòn. Cuối cùng sẽ được ép dưới áp suất cao và định hình kích thước tấm gỗ HDF theo yêu cầu.
Gỗ HDF có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt cao
Gỗ HDF có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt cao
Ưu điểm của gỗ HDF
  • Gỗ HDF có khả năng cách âm tốt, cách nhiệt cao nên được sử dụng phần lớn cho nội thất phòng ngủ, phòng bếp và phòng học.
  • Ván gỗ HDF chính là khung gỗ xương ghép công nghiệp đã được sấy khô, tẩm hóa chất chống mối, mọt ăn mòn, đồng thời khắc phục được các điểm yếu như có khối lượng nặng, dễ bị cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • Gỗ HDF có đa dạng màu sơn, giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn và dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo yêu cầu.
  • Gỗ HDF có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
  • Gỗ HDF có tác dụng chống ẩm tốt hơn gỗ MDF
  • Có độ cứng cao hơn so với gỗ thông thường.

Cốt gỗ dán

Cốt gỗ dán là loại cốt gỗ được làm từ gỗ tự nhiên gạn mỏng thành những tấm có lỗ dày khoảng 1 mm rồi mang các lớp gỗ đi ép thành một cánh đan xen cùng nhau với chất kết dính. Ưu điểm của loại gỗ dán này là không bị nứt ở điều kiện thông thường, đặc biệt cũng không bị co gót trong thời tiết ẩm ướt.
Cốt gỗ dán là loại cốt gỗ được làm từ gỗ tự nhiên gạn mỏng
Cốt gỗ dán là loại cốt gỗ được làm từ gỗ tự nhiên gạn mỏng
Loại gỗ này chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7 và 11 lớp. Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết: Khi hanh khô thì gỗ thường sẽ co lại và phần lớn co theo vân ngang lớn hơn phần vân dọc. Nếu tấm gỗ càng mỏng thì càng dễ bị vênh, gỗ dán lợi dụng tính  co lại không đều xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang cùng tấm mỏng co theo vân dọc sẽ tránh nhược điểm trên.
Thực tế, gỗ dán có lớp số lẻ là để cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở phần giữa, một mặt khiến lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ không thể tự do giãn nở, mặt khác làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía bên ngoài hạn chế. Do đó, một quy định được đặt ra là bao giờ cũng phải thực hiện dán lớp vân ngang rồi mới đến lớp vân dọc để làm cho lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau mà không bị cong vênh hay nứt gãy.
Các loại bề mặt gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay
Các loại bề mặt gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay

Các loại bề mặt gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay

Để các loại sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp bền đẹp thì người ta đã dán lên phần cốt gỗ các loại bề mặt hoặc một lớp sơn. Hiện tại, có 5 loại bề mặt được sử dụng phổ biến, đó là:

Bề mặt Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard)

Đây là loại bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày mỏng chỉ khoảng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm) và được phủ lên cốt gỗ. Trong đó, thường là cốt gỗ ván dăm hoặc ván mịn. Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine sẽ có độ dày thông thường là từ 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamine có kích thước phổ thông là 1220 x 2440, 1830 x 2440mm.
  • Ưu điểm: Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật là có đa dạng màu sắc, đặc biệt màu sắc đều rất tươi sáng nên có thể ứng dụng trong thi công nội thất văn phòng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà ở. Một ưu điểm của bề mặt melamine nữa là có khả năng chống cong vênh, mối mọt ăn mòn rất hiệu quả. Từ đó giúp cho sản phẩm luôn có độ bền cao, tăng tính thẩm mỹ theo thời gian.
  • Nhược điểm: Nhược điểmcủa MFC là khả năng chống nước và chịu ẩm rất kém.
Bề mặt Melamine là loại bề mặt nhựa tổng hợp
Bề mặt Melamine là loại bề mặt nhựa tổng hợp

Bề mặt Laminate

Giống như bề mặt Melamine, Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp nhưng kích thước có độ dày hơn, khoảng 0.5-1mm tùy từng loại. Cũng tương tự MFC, bề mặt Laminate chủ yếu sẽ được phủ lên các cốt gỗ ván dán và ván vịn, đặc biệt Laminate còn có thể dán bề mặt gỗ uốn cong theo công nghệ postforming tạo nên những đường cong uyển chuyển, mềm mại 
  • Ưu điểm: Là một chất liệu bề mặt nhân tạo nên có tính năng ổn định, màu sắc đa dạng, đồng đều, chịu lực tốt, chống xước, mối mọt. Vì thế, Laminate được sử dụng khá rộng rãi để sản xuất các sản phẩm nội thất như sàn nhà, bàn ghế, cầu thang, vách ốp, vách ngăn… 
  • Nhược điểm: Có giá thành cao hơn so với bề mặt Magazine
Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp nhưng kích thước có độ dày hơn Melamine
Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp nhưng kích thước có độ dày hơn Melamine

Bề mặt Veneer

Bề mặt Veneer được làm từ gỗ tự nhiên, sau khi được khai thác sẽ được bóc ly tâm thành những lát dày khoảng từ 0.3mm > 0.6mm. Độ rộng tùy theo loại gỗ trung bình sẽ khoảng 180mm, chiều dài khoảng 240mm, đây được gọi là Veneer được phơi và sấy khô.
Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer có chi phí thấp hơn so với gỗ tự nhiên, dễ thi công và có thể tạo thành đường cong như ý muốn. Do đó, những mẫu cửa được làm từ được làm phần lớn từ gỗ Veneer không chỉ có mẫu mã đa dạng mà còn có rất nhiều màu sắc nhờ có lớp gỗ được trang trí bên ngoài. Để phát huy được những thế mạnh, đồng thời khắc phục được những mặt hạn chế của gỗ Veneer, các nhà sản xuất thường sẽ sử dụng gỗ tự nhiên làm phần đế, phần ván dán làm từ gỗ Veneer trang trí cho sản phẩm thêm sáng và bắt mắt.
Bề mặt Veneer được làm từ gỗ tự nhiên
Bề mặt Veneer được làm từ gỗ tự nhiên

Bề mặt Vinyl

Bề mặt Vinyl là một loại nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ xứ sở kim chi với kết cấu gồm có PVC và lớp bao phủ có độ dày theo tiêu chuẩn: 0,12mm / 0,18mm / 0,2 mm. Hiện nay, bề mặt Vinyl được sử dụng kết hợp cùng với bề  mặt Laminate để cho ra sản phẩm nội thất đẹp và bắt mắt.
Bề mặt Vinyl là một loại nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ Hàn Quốc
Bề mặt Vinyl là một loại nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ Hàn Quốc

Sử dụng gỗ công nghiệp như thế nào để gia tăng tuổi thọ?

Trong các dự án thiết kế nội thất, chi phí của các loại vật liệu chiếm đến gần ¾ tổng chi phí và quyết định đến 90% chất lượng của công trình. Vì thế, việc tìm hiểu và ứng dụng vật liệu gỗ công nghiệp hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, công năng và độ bền của sản phẩm.
Việc sử dụng các loại gỗ công nghiệp cũng là cách bảo vệ tài nguyên rừng, giảm tác hại môi trường do tận dụng được các loại bột gỗ, dăm gỗ, gỗ thừa, gỗ vụn. Bên cạnh đó, tốc độ thi công và sản xuất gỗ công nghiệp cũng nhanh chóng hơn nhờ được cắt ghép dễ dàng, không bị mất công làm   mịn, đánh ráp, bào xẻ như mặt gỗ tự nhiên.
Sử dụng gỗ công nghiệp đúng cách giúp gia tăng tuổi thọ
Sử dụng gỗ công nghiệp đúng cách giúp gia tăng tuổi thọ
Độ bền chính là một nhược điểm lớn nhất của gỗ công nghiệp, kể cả loại gỗ cao cấp như gỗ công nghiệp An Cường. Do đó, rất nhiều người thắc mắc không biết làm thế nào để gia tăng tuổi thọ cho sản phẩm này. 
Bản chất của gỗ công nghiệp thường có tính thấm nước cao nên để nâng cao độ bền của sản phẩm thì cần xử lý bề mặt dán thật tốt, phủ sơn thật nhiều lớp để nước không thấm vào cốt gỗ gây mục, bở gỗ. Bên cạnh đó, nên tránh đặt các loại gỗ công nghiệp ở những nơi có nền nhiệt ẩm ướt như phòng bếp, nhà tắm hoặc các chi tiết dễ va đập, tác động hay chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài như cửa sổ.
Như đã trình bày ở trên, tuổi thọ trung bình của gỗ công nghiệp là từ 5 – 10 năm. Tuy độ bền sẽ thấp hơn với gỗ tự nhiên nhưng nếu tính khấu hao sử dụng thì lựa chọn nội thất gỗ công nghiệp vẫn đem lại lợi nhuận về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, nhờ có giá thành rẻ nên chủ nhà có thể dễ dàng thay đổi theo xu hướng hoặc phong cách thiết kế.
Như vậy là Penviet đã trình bày đầy đủ những thông tin về các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nội thất. Nhờ những ưu điểm vượt trội, giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng mà thị trường gỗ công nghiệp ngày càng phát triển. Đặc biệt là trong thời điểm nguồn gỗ tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh nạn chặt phá rừng thì việc sử dụng gỗ công nghiệp lại tận dụng được những loại gỗ thừa, vụn, dăm để chế biến thành các sản phẩm mang tính lợi ích cao.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn và gia đình có những lựa chọn hợp lý, xây dựng những ý tưởng cho ngôi nhà nhỏ của mình. Hiện tại, Penviet là đơn vị đang dần khẳng định vị trí Top1 trong thi công và thiết kế nội thất nhà hàng, spa, viện thẩm mỹ với những ý tưởng độc đáo và các sản phẩm nội thất chất lượng. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân công tâm huyết, luôn sẵn sàng giúp bạn có những giải pháp không gian tối ưu. Hãy liên hệ ngay với Penviet để được tư vấn và giải đáp miễn phí bạn nhé!

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

Bài viết liên quan

Shopping Cart
Scroll to Top
HN: 0915.739.855HCM: 0946.941.299
Chat Facebook
Chat Zalo