Gỗ MDF là gì? Loại gỗ công nghiệp này có bền hay không?

Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành nội thất và được ứng dụng trong nhiều ngành khác. Vậy gỗ MDF có mấy loại và có bền hay không?

Gỗ MDF là gì?

Tương tự như gỗ MFC, gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được làm từ các loại cây gỗ tự nhiên, nhánh cây, vụn gỗ. Sau khi thu thập, các nguyên liệu sẽ cho vào máy để nghiền nát và tạo thành các sợi gỗ nhỏ. Tiếp đến, thành phẩm này sẽ được kết hợp cùng với các phụ gia như các  loại keo, chất làm cứng và chất bảo vệ gỗ,… để nén lại thành nguyên tấm gỗ. 
Gỗ MDF được sản xuất lần đầu tiên tại một xưởng sản xuất của thành phố New York – Hoa Kỳ, sau đó gỗ MDF được sản xuất phổ biến trên khắp thế giới. Kích thước gỗ MDF tiêu chuẩn là 1200x2400mm, sản phẩm có thể có nhiều độ dày khác nhau từ từ 2.3mm đến 25mm và tùy thuộc vào mục đích sử dụng.
Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nội thất
Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nội thất

Cấu tạo, quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF

Cấu tạo và quy trình sản xuất gỗ MDF như sau:

Cấu tạo của gỗ công nghiệp MDF

Là một loại gỗ công nghiệp vô cùng phổ biến, gỗ MDF được cấu tạo từ các thành phần cơ bản như: bột sợi gỗ, chất bảo vệ gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ, paraffin wax.
Để hiểu rõ hơn, bạn hãy theo dõi những thông số cơ bản của gỗ công nghiệp MDF trong bảng sau đây:
Tiêu chí Thông số
Tiêu chuẩnE0 , E1, E2
Tỷ trọng trung bình600 – 700 kg/m3
Định lượng giấy80 – 120 g
Tỉ số uốn>20MPa
Lực liên kết vít>0.5MPa
Độ ẩm<10%
Giải phóng formaldehydeE1: <9,0mg / 100g E2: <30g / 100g

Quy trình sản xuất gỗ MDF 

Để sản xuất ra gỗ MDF cần trải qua các quy trình sản xuất sau đây:
Quy trình khô
Ở quy trình này, phần keo và phụ gia được trộn với bột gỗ vào máy trộn và tiếp tục sấy sơ bộ. Phần bột sợi đã phủ áo keo được trải đều bằng máy rải, tiếp tục cào thành 2-3 tầng tùy theo khổ, kích cỡ của ván đinh đã sản xuất. Tiếp đến các tầng này sẽ được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. 
Máy ép tiếp tục thực hiện ép nhiều lần: Lần 1 ép sơ bộ cho lớp trên, lớp thứ 2, lớp thứ 3; Lần ép 2 là ép tiếp tục cả ba lớp lại. 
Chế độ nhiệt có thể điều chỉnh sao cho đuổi hơi nước và làm keo hóa rắn. Sau khi được ép thì ván sẽ được xuất ra, bỏ biên, chà nhám và tiếp tục phân loại.
Quy trình sản xuất gỗ MDF 
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Quy trình ướt
Trong quy trình này, phần bột gỗ sẽ được phun nước để làm ướt và đóng vón thành dạng vảy, sau đó sẽ được cào rải ngay lên mâm ép một lần cho đến độ dày sơ bộ. Tấm ván ép được đưa qua cán hơi nhiệt để nén chặt hai mặt, đồng thời rút nước dư ra.

Gỗ công nghiệp MDF hiện nay có những loại nào?

Hiện nay, gỗ công nghiệp MDF được chia thành 3 loại cơ bản, đáp ứng được những yêu cầu sử dụng của con người, đó là: Gỗ ván MDF thường; Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm và gỗ MDF chống cháy. Mỗi loại gỗ sẽ có đặc điểm khác nhau:
  • Gỗ MDF thường: Loại gỗ công nghiệp này được sử dụng vô cùng phổ biến vì có giá thành hợp lý, phải chăng. Đặc biệt gỗ MDF thường cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất, thời gian thi công nhanh chóng, giúp đẩy nhanh tiến độ. Nhược điểm của loại gỗ này là dễ bị cong vênh, mục khi gặp nước hay ở trong không gian ẩm thấp.
  • Gỗ ván MDF lõi xanh chống ẩm: Gỗ MDF lõi xanh có tác dụng chống ẩm nên rất phù hợp với khí hậu ẩm ướt ở nước ta. Bên cạnh đó, do gỗ có độ co giãn, đàn hồi tốt nên được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất cũng như nhiều ngành khác.
  • Gỗ ván MDF chống cháy: Giống như tên gọi, loại gỗ MDF này có tác dụng chống cháy hiệu quả với phần lõi màu đỏ. Chính nhờ ưu điểm này mà gỗ MDF chống cháy thường được sử dụng để thiết kế nội thất cho chung cư, văn phòng, quán hát karaoke,…
Tùy vào mục đích sử dụng mà kiến trúc sư có thể tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn loại gỗ phù hợp.
Các loại gỗ công nghiệp MDF phổ biến
Các loại gỗ công nghiệp MDF phổ biến

Gỗ công nghiệp MDF có ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

 Ưu điểm của ván gỗ MDF

Cũng giống như các loại gỗ công nghiệp khác, gỗ MDF có những ưu điểm sau đây:
  • Nhờ chất lượng được cải tiến nên sản phẩm đã khắc phục được hạn chế bị cong vênh, co gót, mối mọt giống ưu điểm của gỗ tự nhiên nên được sử dụng rất rộng rãi.
  • Bề mặt gỗ MDF rất nhẵn mịn, phẳng nên dễ dàng thi công các sản phẩm nội thất
  • Các sản phẩm gỗ MDF rất dễ phun sơn lên bề mặt hoặc sử dụng các chất liệu dán như: veneer, laminate, melamin,… Từ đó làm tăng tính thẩm mỹ và được sử dụng trong nhiều không gian nội thất khác nhau.
  • Sản phẩm được sản xuất, gia công nhanh chóng nên đảm bảo được tiến độ thi công của công trình.
  • Gỗ MDF có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
  • Sử dụng gỗ công nghiệp MDF góp phần bảo vệ môi trường, tránh việc khai thác sử dụng các loại gỗ tự nhiên, nạn chặt phá rừng.
Từ những ưu điểm trên chúng ta đa có thể trả lời câu hỏi: “Gỗ MDF có bền không?”. Sản phẩm nội thất gỗ MDF tương đối bền bỉ, có tuổi thọ từ 10 – 15 năm nếu được sản xuất tại các xưởng gỗ uy tín, chất lượng mà không bị cong vênh, nứt hỏng.

Nhược điểm của gỗ MDF

Bên cạnh những ưu điểm gỗ MDF cũng có những nhược điểm sau đây:
  • Gỗ MDF thường có khả năng chịu nước kém, gỗ MDF lõi xanh có tác dụng chống ẩm tốt hơn.
  • Gỗ MDF An Cường có độ cứng nhưng không có độ dẻo dai
  • Gỗ MDF không thể thực hiện được các đường trạm trổ, điêu khắc như gỗ tự nhiên.
  • Độ dày của gỗ công nghiệp MDF cũng bị giới hạn, nếu làm sản phẩm nội thất có độ dày cao thì phải thực hiện ghép nhiều tấm gỗ với nhau.
Gỗ công nghiệp MDF có tuổi thọ cao nếu được sản xuất từ các cơ sở uy tín
Gỗ công nghiệp MDF có tuổi thọ cao nếu được sản xuất từ các cơ sở uy tín

Các loại lớp được phủ bề mặt gỗ công nghiệp MDF

Với những loại gỗ công nghiệp, lớp phủ bề mặt có vai trò vô cùng quan trọng, bởi đây là yếu tố làm tăng tính thẩm mỹ, giá trị của sản phẩm nội thất, cũng như ứng dụng của loại gỗ này.
Dưới đây là các loại lớp được phủ bề mặt gỗ công nghiệp MDF phổ biến:

Melamine

Gỗ MDF melamine được sử dụng rất phổ biến trong ngành nội thất. Đây là lớp bề mặt giả gỗ có cấu tạo từ các chất công nghiệp, theo đó nhờ những chất kết dính này để tạo thành nhiều các loại bề mặt khác nhau, ví dụ khi làm cửa bằng gỗ MDF phủ melamine thì cấu tạo của lớp bề mặt thường có 3 lớp cơ bản:
  • Lớp trong cùng (C): Đây là lớp giấy nền có tác dụng tạo độ cứng và độ dày cần thiết cho bề mặt melamine.
  • Lớp tiếp theo (B): Đây chính là lớp giữa, có vai trò làm lớp film tạo thành vân gỗ. Đồng thời, lớp này cũng làm tăng tính thẩm mỹ cho lớp bề mặt, tạo sự đa dạng, phong phú cho các loại vân gỗ hay các lớp bề mặt.
  • Lớp ngoài cùng (A): Đây chính là lớp màng bảo vệ, có tác dụng chống xước, chống ẩm, cách âm cơ bản nhất.
Tùy vào thiết kế riêng biệt, chất liệu mà có thể sản xuất thành các lớp riêng biệt, nhưng về cơ bản sẽ có 3 lớp chính yếu như vậy. Theo các kiến trúc sư của Penviet, gỗMDF lõi xanh phủ melamine là chất liệu đang được sử dụng vô cùng phổ biến và được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn.
Ưu điểm của lớp phủ melamine
  • Lớp phủ melamine phủ lên mặt gỗ MDF rất thân thiện với môi trường.
  • Lớp phủ này có màu sắc đa dạng, phong phú giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn
  • Sản phẩm có giá thành hợp lý, màu sắc giữ được độ bền, hợp với xu hướng phát triển và không bị lỗi mốt.
  • GỗMDF lõi xanh phủ melamine có khả năng chống nước, chống ẩm, có tác dụng chống va đập nên không bị trầy xước
  • Có tác dụng chống mối mọt, dễ dàng vệ sinh, lau chùi nên đảm bảo được độ bền cho sản phẩm.
Gỗ MDF lõi xanh phủ melamine có khả năng chống nước, chống ẩm
Gỗ MDF lõi xanh phủ melamine có khả năng chống nước, chống ẩm

Laminate

Laminate là một chất liệu có khả năng chịu nước, chịu lửa vô cùng tốt, đặc biệt bề mặt này vô cùng trang nhã, bắt mắt. Nhờ ưu điểm này mà Laminate thường được sử dụng để phủ nên các ván gỗ công nghiệp MDF, MFC để sản xuất các sản phẩm nội thất thi công các dự án và công trình.
Ngoài những tính năng như có thể chịu được va đập mạnh, chống xước hay ăn mòn thì một ưu điểm khác không kém cạnh bề mặt melamine đó là màu sắc của Laminate vô cùng phong phú, đa dạng, đặc biệt hoa tiết hoa văn 3D còn đang làm thay đổi cục diện của hệ thống lớp phủ bề mặt gỗ.
Phần cấu tạo của lớp phủ laminate không có nhiều điểm khác biệt so với melamine, ngoại trừ lớp tạo vân gỗ hay các loại họa tiết trang trí. Vì sở hữu những đặc điểm cơ bản, tạo các nét đặc trưng riêng biệt nên laminate có những ưu điểm sau đây:
  • Bề mặt Laminate rất thân thiện đối với môi trường
  • Mặt phủ này có thể uốn dẻo và uốn cong theo hình dáng của sản phẩm gỗ
  • Sản phẩm rất dễ lau chùi, vệ sinh trên các bề mặt.
  • Lớp phủ Laminate có khả năng chống mối mọt, khó bị phai màu và không bị ảnh hưởng bởi các loại hóa chất.
  • Không dễ bị trầy xước, có tác dụng chống va đập tốt, có khả năng chịu được nước và chịu được lửa.
  • Laminate chống chịu ăn mòn tĩnh điện hiệu quả.
Gỗ MDF phủ bề mặt laminate
Gỗ MDF phủ bề mặt laminate

Veneer

Lớp phủ Veneer là một loại chất liệu từ gỗ tự nhiên được làm thành các lớp mỏng phủ lên các ván gỗ công nghiệp. Lớp phủ này có độ dày rất mỏng và được xử lý một cách chuyên nghiệp để tạo thành những sản phẩm cao cấp, chất lượng.
Với sự đa năng và xử lý chuyên nghiệp, mặt phủ veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ khác nhau như gỗ HDF và MDF, ván dán, ván dăm, gỗ ghép thanh,… để tạo nên những sản phẩm chất lượng không hề thua kém do với gỗ tự nhiên.
Ưu điểm của mặt phủ veneer 
  • Có nhiều ưu điểm, đa năng giống gỗ tự nhiên
  • Mặt phủ này được nhận định là vật liệu rất thân thiện đối với môi trường
  • Lớp phủ Veneer có thể tạo thành những đường cong nên có thể điều chỉnh theo từng sản phẩm.
  • Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
  •  Veneer có khả năng chống cong vênh, mối mọt hơn so với gỗ tự nhiên.
Với những ưu điểm trên, veneer là loại mặt phủ thường được sử dụng cho những dự án, sản phẩm nội thất có mức chi phí tầm trung trở lên.
Lớp phủ Veneer là một loại chất liệu từ gỗ tự nhiên
Lớp phủ Veneer là một loại chất liệu từ gỗ tự nhiên

Acrylic

Mặt phủ Acrylic còn được gọi với tên thông dụng là Mica, đây là bề mặt có đặc trưng mang lại độ sáng bóng và thể hiện tính hiện đại, thẩm mỹ cao. Acrylic glass (kính thủy tinh) là loại mặt phủ trong suốt hoặc có thể có đa dạng màu sắc khác nhau.
Ưu điểm của bề mặt Acrylic
  • Màu sắc của Acrylic rất phong phú và đa dạng nên khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn.
  • Ánh sáng đẹp của bề mặt mang lại vẻ đẹp hiện đại
  • Acrylic có trọng lượng nhẹ
  • Bề mặt có thể tạo thành nhiều hình dáng khác nhau
  • Bền chắc, ít khi bị tác động vật lý
Với ưu điểm là bề mặt bóng mịn, hiện đại có độ bền cao nên Acryric đang là loại mặt phủ đang rất được ưa chuộng trong ngành nội thất, ví dụ như kệ tivi, tủ áo, tủ bếp…
Mặt phủ Acrylic còn được gọi với tên thông dụng là Mica
Mặt phủ Acrylic còn được gọi với tên thông dụng là Mica

Bề mặt sơn bệt

Gỗ công nghiệp sơn bệt lấy code gỗ có bề mặt phẳng mịn và đưa vào quá trình sơn bệt. Loại code gỗ công nghiệp được ưu ái sử dụng để sơn bệt nhất chính là là gỗ MDF, bởi loại gỗ này có cấu tạo làm từ bột gỗ, keo và hóa chất công nghiệp được đè nén, ép với lực lớn nên về mặt vô cùng phẳng mịn.
Với loại bề mặt sơn bệt này thì bạn cũng có nhiều lựa chọn về màu sắc, do đó chúng được ứng dụng trong rất nhiều công trình nội thất như showroom, trang trí phòng con gái, phòng triển lãm…

So sánh gỗ HDF và MDF 

Gỗ HDF và MDF đều là những loại gỗ được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành nội thất và được sử dụng để thay thế cho các loại gỗ tự nhiên. Vậy gỗ HDF và MDF loại nào tốt hơn?
Điểm chung
  • Cả 2 loại gỗ này đều được làm từ các nguyên liệu gỗ được nghiền vụn, gỗ thừa, cành cây và các nhánh cây nhỏ. Sau khi thu thập được nguyên liệu sẽ được đưa vào máy nghiền nhỏ và trộn với các chất phụ gia, keo dính. Sau đó đem nén lại với áp lực trong nhiệt độ phù hợp để tạo ra các tấm ván gỗ theo tiêu chuẩn.
  • MDF và HDF đều trải qua quy trình sản xuất bằng công nghệ khô và ướt.
  • Cả 2 loại gỗ công nghiệp này đều được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất.
  • Bề mặt của gỗ đều mịn, phẳng nên có thể phủ lên nhiều loại mặt phủ khác nhau như: melamine, laminate, veneer, sơn PU,…
  • Phần cạnh không bị sứt mẻ nhờ có cấu tạo đồng nhất
  • Kích thước đa dạng và linh hoạt, đặc biệt có cả kích thước lớn để phù hợp trong việc sản xuất nhiều loại đồ dùng.
  • Có thể đáp ứng được các sản phẩm có hình dáng thẳng, vuông góc, nhưng không thực hiện được các đường nét điêu khắc, chạm trổ như gỗ tự nhiên.
Gỗ HDF và MDF đều là những loại gỗ được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành nội thất
Gỗ HDF và MDF đều là những loại gỗ được sử dụng vô cùng phổ biến trong ngành nội thất
Điểm khác nhau
  • Thông số kỹ thuật: Gỗ  MDF là loại gỗ công nghiệp có ván sợi mật độ trung bình, cụ thể: 75% là sợi gỗ, 11 – 14% là thành phần keo kết dính, 6-10% là nước và dưới 1% là các chất phụ gia khác. Còn với gỗ MDF là loại gỗ có sợi mật độ cao, tỷ lệ gỗ trong HDF cao hơn so với MDF. Cụ thể bột gỗ chiếm khoảng 80 – 85% thành phần.
  • Độ bền: Gỗ HDF có khả năng chịu lực, chống va đập, ẩm mốc tốt hơn so với gỗ MDF do có mật độ sợi gỗ nhiều hơn. Vì vậy gỗ MDF sẽ kém bền hơn. Ngoài ra, gỗ HDF còn có khả năng cách âm và cách nhiệt nhưng gỗ MDF thì không có công dụng này. Một thử nghiệm ngâm 2 mẩu gỗ MDF lõi xanh và gỗ công nghiệp HDF với cùng kích thước và thời gian như nhau nhưng độ nở không có sự chênh lệch quá nhiều. Với khối lượng và độ cứng thì gỗ HDF có phần nhỉnh hơn MDF.
  • Ứng dụng của gỗ MDF và HDF: Cả 2 loại gỗ  này đều được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất, nhưng mỗi loại sẽ được sử dụng ở những vị trí khác nhau để đảm bảo công năng trong quá trình sử dụng. Ví dụ, gỗ HDF được sử dụng phổ biến ở những công trình nội thất cần có sự cách âm, cách nhiệt tốt như văn phòng làm việc, hội trường, nhà hát, lát sàn nhà…. Tuy nhiên, gỗ MDF có sự khác biệt hơn chút khi được sử dụng để làm nội thất trang trí nhà cửa, nội thất văn phòng, spa, giường, tủ quần áo,…
  • Giá thành: Từ những ưu điểm trên có thể thấy gỗ HDF có giá thành cao hơn so với gỗ MDF vì chúng có mật độ sợi gỗ cao hơn, bền chắc hơn và có nhiều ưu điểm hơn trong quá trình sử dụng. Do đó, tùy thuộc vào mức độ kinh tế mà gia chủ có thể lựa chọn loại gỗ phù hợp.
Có thể thấy gỗ MDF là loại gỗ vô cùng phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Để đảm bảo độ bền, tuổi thọ của sản phẩm, bạn hãy chọn các đơn vị cung cấp và thiết kế thi công uy tín. Hi vọng với những chia sẻ của Penviet, bạn đã hiểu hơn về gỗ công nghiệp MDF để có lựa chọn phù hợp nhất.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

Bài viết liên quan

Shopping Cart
Scroll to Top
HN: 0915.739.855HCM: 0946.941.299
Chat Facebook
Chat Zalo