Những quy định thiết kế phòng khám răng hàm mặt chủ đầu tư cần biết 

Việc thực hiện theo những quy định về thiết kế phòng khám răng hàm mặt của Bộ Y tế rất quan trọng, bởi thực tế có rất nhiều cơ sở không tuân thủ đã không được cấp giấy phép hoạt động, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận hành và chi phí đầu tư. Vậy trước khi thực hiện setup phòng khám nha khoa, chủ đầu tư cần nắm rõ điều gì? 

Làm thế nào để có mẫu thiết kế phòng khám răng hàm mặt ưng ý

Giữa sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu lớn như hiện nay, một phòng khám nha khoa muốn phát triển mạnh thì người chủ đầu tư phải thay đổi tư duy kinh doanh, xây dựng một diện mạo mới để thu hút, tạo dựng niềm tin với khách hàng. 

Để có một mẫu thiết kế phòng khám răng hàm mặt ưng ý, chủ đầu tư cần nắm rõ những điều sau đây: 

Xác định mục tiêu kinh doanh 

Trước khi đội ngũ kiến trúc sư lên bản vẽ thiết kế thì chủ đầu tư cần xem xét đến các yếu tố mục tiêu của phòng khám như thiết kế khu vực chờ, hay cải tạo xây dựng, setup toàn bộ nội thất,…. để mang đến một diện mạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. 
Cho dù mục tiêu là gì thì lời khuyên mà các kiến trúc sư PenViet đưa ra chính là hãy xác định được mục đích kinh doanh, hướng đến tệp khách hàng tiềm năng. Sau đó có thể tìm hiểu các vấn đề về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng….
Mục tiêu kinh doanh sẽ quyết định và là tiền đề để chủ đầu tư trao đổi với kiến trúc sư về các mẫu thiết kế phòng răng phù hợp.
thiet ke phong nha khoa dep 1
Setup nội thất khoa học mang đến không gian phòng khám hiện đại, tiện nghi 

Chú ý đến việc sử dụng không gian 

Sử dụng không gian không có nghĩa là phải sử dụng hết diện tích phòng khám cho việc trang trí. Ngược lại, các phòng khám nha khoa cần setup nội thất khoa học tạo sự thông thoáng, tránh việc bố trí quá nhiều dụng cụ rườm rà, làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bác sĩ và các nhân viên. 
Trong rất nhiều dự án thiết kế phòng khám răng hàm mặt, các kiến trúc sư của PenViet luôn khuyến cáo các chủ đầu tư cần chú ý đến việc sử dụng dụng không gian, lên kế hoạch cụ thể, đồng thời bản vẽ bố trí mặt bằng, sử dụng vật liệu cũng cần được tính toán chi tiết. 

Tập trung vào tệp khách hàng hướng đến 

Thực tế, có những quy định trong thiết kế sẽ không phụ thuộc vào những sở thích của bạn. Để thu hút khách hàng, hãy hướng đến sự hài lòng và ấn tượng khi họ sử dụng các dịch vụ nha khoa tại phòng khám.
Ví dụ, nếu hướng đến là những hộ gia đình trẻ, có con nhỏ thì hãy tập trung đến các mẫu thiết kế phòng khám răng đẹp, không gian thoải mái, thoáng rộng. Với nhóm người tiêu dùng có mức thu nhập và trình độ dân trí cao hơn thì nên chọn các mẫu thiết kế sang trọng, tinh tế, thanh lịch,…
Về cơ bản, hãy khảo sát những đánh giá của khách hàng, tìm hiểu những mong muốn của họ. Khi có kết quả sẽ giúp bạn lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp thay vì những phân tích chủ quan. 
thiet ke phong nha khoa dep 2
Chọn đơn vị thiết kế thi công nội thất phòng khám uy tín

Chọn đơn vị thiết kế phòng khám răng hàm mặt uy tín 

Những công ty nội thất được đánh giá cao về chất lượng trên thị trường sẽ có kinh nghiệm và những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Từ đó đưa ra được mẫu thiết kế phòng khám răng hàm mặt phù hợp, vừa tạo công năng trong quá trình thực hiện, vừa mang đến tính thẩm mỹ, xây dựng hình ảnh phòng khám chuyên nghiệp, uy tín, thu hút khách hàng.

Có những quy định thiết kế phòng khám răng hàm mặt nào cần tuân thủ?

Đã không có ít phòng khám sau khi hoàn thiện đã không được cấp giấy phép hoạt động, vì không tuân thủ theo đúng những quy định theo thông tư của Bộ Y tế. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình vận hành và còn tốn kém rất nhiều chi phí sang sửa, làm mới và setup lại từ đầu. Do đó, chủ đầu tư hãy sáng suốt lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công uy tín, nắm rõ những yêu cầu trong thông tư đã được quy định.

Dưới đây là những quy định thiết kế phòng khám răng hàm mặt cần tuân thủ: 

Đánh giá tổng quan không gian phòng khám 

Trước khi trao đổi với kiến trúc sư về bản vẽ chi tiết thì chủ đầu tư cần có những đánh giá cơ bản về diện tích, vị trí, ước lượng về số ghế nha khoa, loại máy chụp X – quang răng, tủ lưu trữ và các phòng ban chức năng khác. 
Từ những yêu cầu của chủ đầu tư thì các kiến trúc sư sẽ thực hiện đánh giá tổng quan và phân bố các khu vực chức năng một cách hợp lý. Ví dụ: Có thể setup bao nhiêu ghế nha khoa, vị trí đặt và phương hướng đặt để đảm bảo sự thuận tiện trong quá trình làm việc của bác sĩ. 
thiet ke phong kham rang ham mat 1
Bố trí các khu vực chức năng trong phòng khám nha khoa

Bố trí các khu vực chức năng trong bản vẽ thiết kế phòng khám răng hàm mặt 

Thông thường, một phòng khám nha khoa sẽ được setup với các khu vực chức năng sau đây:
  • Quầy lễ tân – khu vực chờ của khách hàng
  • Khu vực tư vấn khách hàng 
  • Khu vực khám tổng quát – điều trị chung 
  • Phòng tiểu phẫu – Cấy ghép Implant
  • Phòng chụp X-Quang răng 
  • Phòng lưu trữ – Vô khuẩn
  • Phòng Lab (nếu có)
  • Phòng họp 
  • Phòng truyền thông – media 
  • Phòng ướt: Đánh rửa dụng cụ
  • Nhà vệ sinh

Bố trí không gian chức năng của phòng khám 

Thông tư số 41/2011/TT-BYT được cấp ngày 14/11/2011 quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh như sau: 
Theo Điều 25 Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
Về cơ sở vật chất
Xây dựng và thiết kế
  • Địa điểm xây dựng phòng khám răng hàm mặt phải cố định và tách biệt với những nơi sinh hoạt chung của gia đình
  • Phòng khám phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi. Bên cạnh đó, phần tường và nền nhà phải được sử dụng từ các chất liệu dễ thực hiện tẩy rửa, vệ sinh. 
Diện tích phòng khám 
  • Diện tích phòng khám răng hàm mặt phải có buồng khám bệnh, buồng có diện tích tối thiểu là 10m2. Bên cạnh đó phải có nơi tiếp đón người bệnh, trừ các phòng khám tư vấn qua điện thoại, các phương tiện thông tin đại chúng. 
  • Với những phòng khám chuyên khoa ngoại, liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ phải có buồng lưu cho người bệnh có diện tích tối thiểu là 12m2.
Ngoài ra, tại Điểm b Khoản 1 quy định, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đăng ký phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
  • Phòng khám phải có buồng thủ thuật với diện tích tối thiểu 10m2 nếu có các dịch vụ thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant);
  • Thiết kế phòng khám răng hàm mặt có từ ba ghế răng trở lên thì cần đảm bảo diện tích cho mỗi ghế răng thực hiện ít nhất là 5m2;
  • Phòng khám nha khoa nếu sử dụng các thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị chụp X-quang răng gắn liền với ghế răng) thì phải đáp ứng đúng theo các quy định về an toàn bức xạ của Pháp luật.
Theo đó, Thông tư số 05/VBHN-BKHCN ngày 20 tháng 9 năm 2018 cũng quy định: 
Điều 11. Lắp đặt các thiết bị bức xạ
Việc lắp đặt thiết bị bức xạ trong việc xây dựng thiết kế phòng khám răng hàm mặt phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • Mỗi phòng khám chỉ được setup một thiết bị bức xạ, trừ trường hợp thiết bị X-quang trong chẩn đoán hình ảnh cho phép bố trí 02 thiết bị trong một phòng. Tuy nhiên phải bảo đảm chỉ một thiết bị X-quang được vận hành tại một thời điểm.
  • Thiết bị chụp X-quang phải đảm bảo khi sử dụng thì chùm tia không chiếu vào hướng của tủ điều khiển, cửa sổ, cửa ra vào hoặc các khu vực hành lang có nhiều người qua lại. 
  • Tủ điều khiển thiết bị bức xạ phải được đặt bên ngoài và có phương tiện quan sát người bệnh, truyền tải thông tin giữa người điều khiển và người bệnh. Trong trường hợp thiết bị chụp X-quang làm việc với điện áp nhỏ hơn 150 kV thì tue điều khiển được phép đặt trong phòng thiết bị nhưng phải có thêm bình phong chì che chắn, đảm bảo mức bức xạ tại vị trí nhân viên vận hành thiết bị nhỏ hơn 10 µSv/giờ.
thiet ke phong kham rang ham mat 2
Bố trí mặt bằng phòng khám đạt chuẩn Bộ Y tế

Cách bố trí đường đi của hệ thống điện – nước trong phòng khám nha khoa 

Phòng khám răng hàm mặt thường sẽ phải sử dụng rất nhiều chức năng và có các hệ thống được tích hợp lại. Vì vậy, nếu không có bản vẽ bố trí mặt bằng chi tiết thì hệ thống đường điện, nước sẽ xuất hiện chằng chịt gây mất thẩm mỹ và không còn mang đến sự tiện dụng. 
Hãy thảo luận luận với kiến trúc sư của dự án để lên bản vẽ chi tiết cho từng hạng mục và lựa chọn mẫu thiết kế phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng, sạch sẽ. 

Hệ thống ánh sáng – điều hòa – thông gió 

Trong các mẫu thiết kế phòng khám răng hàm mặt, PenViet luôn đề cao lối thiết kế mở giúp không gian phòng khám đón được nguồn ánh sáng tự nhiên, đảm bảo sự vận hành và mang đến nguồn năng lượng tích cực cho phòng khám. 
Với những khu vực chức năng cần bố trí hệ thống ánh sáng đồng đều, đặc biệt là khu vực tiểu phẫu. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý, tránh sử dụng ánh sáng vàng để setup phòng khám, vì có thể gây mất tập trung, làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bác sĩ và nhân viên.
Không chỉ ảnh sáng, hệ thống điều hòa, thông gió trong phòng khám cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi trong ngành y tế sử dụng rất nhiều chất sát khuẩn và có mùi đặc trưng cơ thể người bệnh. Hãy trao đổi với đơn vị thiết kế và thi công để đảm bảo không khí trong phòng khám luôn được thông thoáng, sạch sẽ mang đến sự thoải mái cho nhân viên và khách hàng đến sử dụng dịch vụ. 

Lựa chọn vật liệu nội thất 

Trong mỗi dự án thiết kế phòng khám răng hàm mặt, khâu lựa chọn vật liệu cần được quan tâm và chú ý khi phải đáp ứng được các tiêu chí về độ bền, tính thẩm mỹ và giá thành.  
Sàn nhà trong phòng khám nên lựa chọn loại gạch có độ lì, tránh bị trơn trượt hoặc có thể chọn sàn nhựa giả gỗ có tác dụng chống thấm, dễ dàng vệ sinh.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng nên chọn các loại vật liệu sử dụng kính cường lực vừa giúp mở rộng không gian, tránh bị cản tầm nhìn và mang đến vẻ đẹp tinh tế, hiện đại cho phòng khám. 
Với phòng chụp X- quang răng cần được xây dựng với vật liệu chì hoặc các loại vật liệu đảm bảo an toàn bức xạ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Vệ sinh – khử trùng 

Vệ sinh và khử trùng là một trong những yếu tố của khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ của phòng khám nha khoa. Do đó, trong các mẫu thiết kế phòng khám răng hàm mặt cần hết sức chú trọng hạng mục này. 
Khu vực phòng ướt, hấp sấy, vô khuẩn cần được bố trí khoa học, đảm bảo dễ dàng thực hiện công việc vệ sinh.

Thiết kế tủ, dụng cụ lưu trữ đồ dùng nha khoa  

Với các loại tủ dụng cụ có thể lựa chọn mua từ các xưởng nội thất trên thị trường. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng nên chọn các đơn vị uy tín để đảm bảo chất lượng, thiết kế kiểu dáng phù hợp với đặc trưng không gian, mang đến sự thuận tiện, tiết kiệm chi phí. 

Một số mẫu thiết kế phòng khám răng đẹp, hiện đại không nên bỏ qua 

Dưới đây là một số mẫu phòng khám nha khoa đẹp, hiện đại, đạt chuẩn, chủ đầu tư có thể lựa chọn tham khảo:

thiet ke phong kham nha khoa dien tich nho 4 e1670315344502

Mẫu phòng khám răng hàm mặt hiện đại, thanh lịch

thiet ke phong kham nha khoa dien tich nho 12 e1670315684184

Mẫu phòng khám nha khoa trẻ em hiện đại, độc đáo 

thiet ke phong kham rang ham mat 3

Phòng khám nha khoa hiện đại, màu sắc không gian trang nhã 

thiet ke phong kham rang ham mat 4

Lối thiết kế phòng khám mở, đón nguồn ánh sáng tự nhiên 

thiet ke phong kham rang ham mat 5 e1670482176939

Thiết kế phòng khám nha khoa phong cách tân cổ điển sang trọng 

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp đọc giải hiểu hơn về những quy định thiết kế phòng khám răng hàm mặt đạt chuẩn Bộ Y tế và lựa chọn được những mẫu phòng nha phù hợp. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc hay muốn setup một không gian kinh doanh với những ý tưởng độc đáo thì hãy liên hệ với PenViet ngay nhé!

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

Bài viết liên quan

Shopping Cart
Scroll to Top
HN: 0915.739.855HCM: 0946.941.299
Chat Facebook
Chat Zalo