Cũng như phòng khám đa khoa, việc thiết kế phòng khám chuyên khoa cần tuân theo đúng quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo quy trình thăm khám, chữa bệnh chính xác, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ của cơ sở y tế đó. Vậy thiết kế phòng khám theo đúng chuyên khoa cần đáp ứng như tiêu chuẩn nào?
Mục lục
Phòng khám chuyên khoa có gì giống và khác nhau với phòng khám đa khoa?
Phòng khám chuyên khoa và phòng khám đa khoa là 2 loại hình khám chữa bệnh có quy mô và tiêu chuẩn khác nhau. Nếu phòng khám đa khoa bao gồm nhiều khoa khám chữa bệnh thì phòng khám chuyên khoa sẽ thực hiện điều trị chuyên môn riêng hoặc nhóm bệnh có liên quan mật thiết. Cũng chính vì thế nên tiêu chuẩn thiết kế phòng khám chuyên khoa sẽ có sự khác biệt đối với phòng khám đa khoa.
Phòng khám chuyên khoa
Khái niệm: Phòng khám chuyên khoa là một hình thức mở phòng khám tư nhân thực hiện nhiệm vụ thăm khám, điều trị bệnh ở một mức độ nhất định trong phạm vi chuyên môn cho phép theo quy định cấp giấy phép ban đầu.
Loại hình
Phòng khám chuyên khoa bao gồm những loại hình sau đây:
- Phòng khám nội tổng hợp;
- Phòng khám chuyên khoa ngoại;
- Phòng khám chuyên khoa phụ sản;
- Phòng khám chuyên khoa nam học;
- Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;
- Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;
- Phòng khám chuyên khoa mắt;
- Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;…
- …
Tùy thuộc chuyên môn của bác sĩ mà họ sẽ có định hưởng mở phòng khám tư nhân và xin cấp giấy phép hoạt động hoặc tìm hiểu về thiết kế phòng khám chuyên khoa để đảm bảo đúng yêu cầu của ngành Y tế đưa ra.
Phòng khám đa khoa
Khái niệm: Phòng khám đa khoa là cơ sở khám chữa bệnh bao gồm nhiều chuyên khoa. Mô hình phòng khám này chủ yếu phục vụ những người bệnh ngoại trú, nghĩa là theo chuyên môn họ thực hiện thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhưng bệnh nhân thường sẽ không ở lại qua đêm. Phòng khám đa khoa có thể do một tư nhân điều hành và quản lý. Dịch vụ y tế thường bao gồm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại địa phương, khác với những bệnh viện lớn chuyên thực hiện các phương pháp điều trị chuyên sâu cho những bệnh nhân nội trú.
Đặc điểm
Phòng khám đa khoa có thể được điều hành và quản lý bởi một người làm tư nhân nhưng việc thăm khám và phụ trách bởi một bác sĩ đa khoa hoặc chuyên khoa. Vì phòng khám có thể thực hiện chuyên môn khám, điều trị nhiều căn bệnh và triển khai thêm các dịch vụ y tế nên những yêu cầu về cơ sở vật chất, quy định cũng có nhiều điểm khác biệt bề những tiêu chuẩn thiết kế phòng khám chuyên khoa theo quy định nhằm đảm bảo sự an toàn và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Quy định thiết kế phòng khám chuyên khoa như thế nào?
Điều kiện mở phòng khám chuyên khoa
Để mở phòng khám chuyên khoa thì chủ đầu tư cần đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Cần có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy phép đầu tư theo đúng quy định pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh.
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động với phòng khám chuyên khoa.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Việc tìm hiểu về những quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP sẽ giúp bạn hiểu rõ về những tiêu chuẩn thiết kế phòng khám chuyên khoa, cụ thể:
Cơ sở vật chất:
a) Đáp ứng các điều kiện sau đây:Địa điểm phòng khám chuyên khoa cố định, tách biệt với nơi những nơi sinh hoạt gia đình, đồng thời đảm bảo đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường, nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ thực hiện vệ sinh, tẩy rửa,…
b) Phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng tiêu chuẩn có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích tối thiểu là 10 m2 và không gian đón tiếp, lễ tân tư vấn cho người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe, phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông). Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cần có thêm phòng – buồng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu là 12m2; Với phòng khám phục hồi chức năng cần phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích tối thiểu là 10m2; Phòng khám, điều trị HIV/AIDS phải có diện tích tối thiểu là 18m2 (không bao gồm khu vực tiếp đón, chờ khám), được chia thành hai buồng thực hiện các chức năng thăm khám và tư vấn cho người bệnh.
b) Phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng tiêu chuẩn có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích tối thiểu là 10 m2 và không gian đón tiếp, lễ tân tư vấn cho người bệnh (trừ Phòng khám tư vấn sức khỏe, phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông). Riêng đối với phòng khám chuyên khoa ngoại, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ cần có thêm phòng – buồng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu là 12m2; Với phòng khám phục hồi chức năng cần phải có thêm buồng phục hồi chức năng có diện tích tối thiểu là 10m2; Phòng khám, điều trị HIV/AIDS phải có diện tích tối thiểu là 18m2 (không bao gồm khu vực tiếp đón, chờ khám), được chia thành hai buồng thực hiện các chức năng thăm khám và tư vấn cho người bệnh.
c) Ngoài những quy định tại các điểm a và b khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký thì phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm những điều kiện sau đây:
- Trường hợp phòng khám chuyên khoa có thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì yêu cầu phòng thủ thuật phải có diện tích tối thiểu là 10 m2;
- Phòng khám thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng thì phòng thăm dò chức năng phải có diện tích tối thiểu là 10m2;
- Trường hợp phòng khám thực hiện việc khám phụ khoa hoặc khám các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thì phòng khám phải có diện tích tối thiểu là 10m2;
- Phòng khám kỹ thuật kế hoạch hóa gia đình phải có diện tích ít nhất là 10m2;
- Phòng khám thực hiện bó bột thì phòng khám thực hiện kỹ thuật này phải có diện tích ít nhất là 10m2;
- Phòng khám trị liệu phục hồi chức năng thì phòng vận động trị liệu phải có diện tích tối thiểu 20 m2;
- Phòng khám nha khoa, chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt phải trang bị hơn 1 ghế răng, đảm bảo diện tích cho mỗi ghế răng là 5 m2;
- Phòng khám chuyên khoa có sử dụng thiết bị bức xạ (bao gồm cả thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) thì phải đáp ứng được những quy định về an toàn bức xạ theo quy định.
- Trường hợp phòng khám, điều trị bệnh HIV/AIDS có cấp phát thuốc kháng HIV (ARV) thì phải có nơi bảo quản, cấp phát thuốc đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d) Cần có sự bố trí về khu vực tiệt trùng để xử lý các dụng cụ y tế có thể tái sử dụng lại.
đ) Bảo đảm những điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế và phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật; bảo đảm vô trùng với các phòng thực hiện thủ thuật.
e) Có đủ hệ thống điện, nước và những điều kiện khác để chăm sóc và phục vụ người bệnh tốt nhất.
Ngoài những yêu cầu về điều kiện mở phòng khám và cơ sở vật chất thì người chịu trách nhiệm chuyên môn, pháp lý của phòng khám cần đảm bảo các tiêu chuẩn về trang thiết bị, dụng cụ y tế và về nhân sự thực hiện công việc trong phòng khám.
Thiết kế phòng khám khám chuyên khoa cần chú ý những điều gì?
Mỗi phòng khám chuyên khoa sẽ có những quy định riêng về mẫu thiết kế, cơ sở vật chất, diện tích sử dụng và nhân lực thực hiện. Theo đó, việc thiết kế phòng khám chuyên khoa là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo đầy đủ những tiêu chuẩn đó. Việc sắp xếp, bài trí nội thất, vât tư y tế không chỉ giúp đảm bảo những quy định mà còn mang đến một không gian mở, tạo cảm giác thân thiện, chuyên nghiệp cho người bệnh. Vì vậy khi thiết kế phòng khám cho từng chuyên khoa, cần chú ý những điều sau đây:
Chọn vị trí phù hợp mở phòng khám chuyên khoa
Khi xây dựng phòng khám chuyên khoa thì chủ đầu tư nên chọn những vị trí để tạo sự thuận tiện cho các bệnh nhân di chuyển đến phòng khám để chữa trị bệnh. Các phòng khám nên được xây dựng tại các trục đường chính, bằng phẳng hoặc có thể là sảnh chung cư lớn dễ quan sát. Nếu có vị trí đắc địa, đông người qua lại, thiết kế phòng khám chuyên khoa sạch đẹp, chuyên nghiệp sẽ thu hút nhiều khách hàng, từ đó gia tăng doanh số. Điển hình là phòng khám chuyên khoa Nhi nếu được thiết kế với màu sắc bắt mắt, có không gian vui chơi tại các sảnh chung cư sẽ tạo sự thuận tiện cho các gia đình trẻ thăm khám cho con nhỏ.
Thiết kế phòng khám chuyên khoa dựa trên quy mô phục vụ bệnh nhân
Mỗi phòng khám chuyên khoa sẽ định hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định, trong đó cũng có những khách hàng thân thiết, thường xuyên đến kiểm tra và thăm khám sức khỏe.
Tùy thuộc vào lượng khách hàng mà phòng khám cần chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết kế không gian, chuẩn bị vật tư sao cho đầy đủ nhất.
Ví dụ một phòng khám nha khoa có lượng khách hàng lớn, đã có thương hiệu trên thị trường cần trang bị thêm nhiều ghế răng, cần thiết kế không gian chờ, tiếp đón khách hàng rộng rãi. Nếu triển khai nhiều dịch vụ y tế trong phòng khám thì cần có không gian riêng tư hoặc đảm bảo an toàn bức xạ như các phòng chụp X-quang răng hay thực hiện kỹ thuật cấy ghép răng (implant) thì yêu cầu phòng thủ thuật phải có diện tích tối thiểu là 10m2 theo đúng quy định.
Chú ý đến không gian khi thiết kế phòng khám chuyên khoa
Tùy thuộc vào loại hình phòng khám chuyên khoa mà các kiến trúc sư sẽ lên ý tưởng để trang trí cho từng không gian đó. Tuy nhiên, dù có thiết kế phòng khám chuyên khoa theo ý tưởng nào thì cũng cần đảm bảo các yếu tố về: khu đón tiếp khách hàng, khu khám chữa bệnh trị liệu riêng rẽ, khu vệ sinh, xử lý rác thải y tế. Để tạo sự riêng tư hoặc ngăn cách tạo không gian diện tích theo đúng quy định thì các kiến trúc sư có thể lên ý tưởng dựng các vách ngăn kín hoặc dán decal mờ lên vách kính giữa các phòng khám.
Sử dụng hệ thống ánh sáng phù hợp
Trong tiêu chuẩn thiết kế phòng khám chuyên khoa dù không phải là những quy định của Bộ Y tế và Chính phủ đưa ra nhưng ánh sáng cũng là một yếu tố cần chú ý để đảm bảo việc vận hành của phòng khám đó. Chủ đầu tư nên chọn loại đèn có ánh sáng vừa phải, không nên dùng đèn quá chói, điều này có thể ảnh hưởng đến thị giác người bệnh, nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bác sĩ. Do đó việc sử dụng ánh sáng dịu nhẹ là tốt nhất.
Thiết kế phòng khám chuyên khoa tạo không gian mở
Người bệnh đến khám thường có tâm lý lo lắng, sợ hãi,vì thế việc tạo một không gian thoáng đãng, có cây xanh sẽ tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng. Một không gian tù túng có thể tạo tâm lý không tốt cho người bệnh.
Đảm bảo phòng khám luôn sạch sẽ thông thoáng
Phòng khám chính là nơi tiếp đón nhiều bệnh nhân nên đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát là rất quan trọng, đặc biệt với nhiều loại dịch bệnh dễ lây lan như hiện nay thì yếu tố này càng được quan tâm nhiều hơn. Đây cũng là lý do vì sao, các chủ đầu tư luôn yêu cầu thiết kế phòng khám chuyên khoa cần phải có giải pháp tối ưu diện tích, tạo không gian mở, thông thoáng, tránh cảm giác bí bách.
Có thể thấy, ngoài việc đảm bảo những quy định của Bộ Y tế và chính phủ, mẫu thiết kế phòng khám chuyên khoa còn giúp hình ảnh của phòng khám trở nên chuyên nghiệp, thân thiện, tạo một không gian khám chữa bệnh thoải mái, giải tỏa những nỗi lo lắng cho người bệnh. Tuy nhiên, để đáp ứng được những tiêu chí đó thì chủ đầu tư cũng cần tìm hiểu về công ty chuyên thiết kế phòng khám uy tín và chất lượng.
Penviet là đơn vị chuyên thi công, thiết kế phòng khám với chất lượng, uy tín đã được khẳng định qua nhiều dự án trên thị trường. Penviet có lợi thế:
- Thiết kế nội thất phòng khám chuyên nghiệp, ý tưởng sáng tạo mới lạ mang đến không gian chuyên nghiệp.
- Đội ngũ kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm trong ngành nội thất, đã thực hiện thi công nhiều dự án và đưa ra nhiều mẫu phòng khám đẹp làm hài lòng khách hàng.
- Penviet có xưởng sản xuất với quy mô lớn, giúp khách hàng sử dụng dịch vụ trọn gói tiết kiệm chi phí, đồng thời đảm bảo đúng tiến độ thời gian thi công trong hợp đồng.
- Penviet có đội ngũ nhân công lành nghề, thân thiện, luôn sẵn lòng và nhiệt huyết với công việc
- Thời gian hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đã ký kết trong hợp đồng
- Có chế độ bảo hành, kiểm tra chất lượng dự án, nghiệm thu công trình
- Có chính sách đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Nếu bạn đang có ý tưởng setup phòng khám đạt tiêu chuẩn, tiện nghi hãy liên hệ với Penviet ngay nhé!