Logia là gì? Những mẫu thiết kế logia đẹp nhất năm 2022

Logia là gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm khi có nhu cầu thiết kế nội thất, bởi hầu hết mọi người đều nhầm lẫn khái niệm này với ban công. Để hiểu rõ hơn về hạng mục thi công này và những mẫu thiết kế logia đẹp nhất thì bạn hãy theo dõi thông tin bài viết dưới đây nhé!

Lô gia là gì? Có những loại logia nào?

Lô gia còn được gọi là logia – đây là từ có nguồn gốc từ tiếng  Latin “loggia”. Hạng mục này đã được xây dựng vào năm 1400 TCN tại Hy Lạp. Tuy nhiên, chúng cũng rất phổ biến tại Italia, đặc biệt là ở Rome và Bologna. Tại đây, logia được các kiến trúc sư thiết kế tại quảng trường chính theo hình mái vòm để làm nơi hứng gió và ngắm cảnh. Tại vương quốc Anh, logia được xây tại các tòa nhà làm từ gỗ và được gọi tên là Chester Rows.
Logia là hạng mục thi công được ưa chuộng nhất hiện nay
Logia là hạng mục thi công được ưa chuộng nhất hiện nay
Với những căn chung cư hiện đại hoặc các công trình thi công cao cấp sẽ được thiết kế âm vào phía trong không gian nhà bằng một phần hành lang hướng ra bên ngoài, đây được gọi là logia. Khác biệt với ban công, phần logia sẽ được các kiến trúc sư thiết kế thụt vào, đồng thời sẽ được che chắn cẩn thận bởi hai bức tường hai bên, phía trên là tường trần, cuối cùng mặt còn lại sẽ có view hướng ra ngoài. Nhờ đặc tính thiết kế kín đáo nên logia không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và môi trường như ban công.
Hiện nay, logia được phân chia thành 2 loại chính, đó là:
  • Logia được sử dụng để nghỉ ngơi, thư giãn, loại lô gia này thường được gắn với phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung của gia đình.
  • Logia phục vụ: Loại lô gia này được thiết kế cạnh nhà bếp hoặc nhà vệ sinh để phục vụ sinh hoạt của gia đình.
Để đảm bảo cho những công trình cao tầng như cao ốc, tòa chung cư thì các chủ đầu tư thường sử dụng logia để thay thế cho ban công bắt đầu từ tầng 6 trở lên, không để hở phần chân bên dưới. Chiều cao tối thiểu là từ 1m2 trở lên.
Tiêu chuẩn quốc gia trong quy định về thiết kế logia
Tiêu chuẩn quốc gia trong quy định về thiết kế logia

Tiêu chuẩn quốc gia trong quy định về thiết kế logia

Tiêu chuẩn TCVN 4451:2012 quy định về yêu cầu kiến trúc logia như sau:
  • Ngôi nhà từ 3 tầng trở lên nếu muốn thiết kế logia thì phải đảm bảo được yêu cầu là phần lan can được sử dụng các vật liệu chống cháy.
  • Không được sử dụng kính để thiết kế logia để đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình sử dụng
  • Từ tầng 6 của chung cư phải thiết kế logia với kích thước tối thiểu là 1,2 m, phần chân logia không được làm hở 

Ưu điểm và nhược điểm khi thiết kế logia

Logia được khá nhiều người sử dụng vì chúng không chỉ tạo công năng sử dụng mà những mẫu thiết kế logia còn làm tăng tính thẩm mỹ rất cao cho căn nhà. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì logia cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định.

Ưu điểm của logia

  • Logia đảm bảo sự an toàn cho cả gia đình so với thiết kế ban công tại chung cư. Vì hầu hết chung cư đều là những tòa nhà cao tầng, vị trí rất cao so với mặt đất. Thực tế, chúng ta đã thấy rất nhiều vụ việc trẻ ngã từ trên ban công chung cư xuống đất và gây tử vong.
  • Kết cấu logia có khả năng chịu lực tốt hơn nhiều so với thiết kế ban công, vì có sự tác động vững chắc từ thành cấu tạo sàn nhà vững chãi.
  • So với ban công thì logia sẽ có tuổi thọ lâu hơn, bởi hạng mục này ít bị ảnh hưởng bởi môi trường cũng như tác động vật lý
  • Logia có nhiều công năng sử dụng: Tùy vào từng mẫu thiết kế, cũng như mong muốn của chủ đâuf tư mà thiết kế logia có thể trở thành khu vực giặt đồ, phơi đồ, phòng học, nơi thư giãn của cả gia đình nhờ được trang trí thêm nội thất, cây cảnh,…
Ưu điểm và nhược điểm khi thiết kế logia
Ưu điểm và nhược điểm khi thiết kế logia

Nhược điểm của logia

  • Tầm nhìn hạn chế: Logia chính là phần được thiết kế từ mặt bằng của ngôi nhà nên tầm nhìn sẽ bị hạn chế hơn. Bên cạnh đó, hướng nhìn của logia chỉ là 1 phía, khác với ban công có tầm nhìn thoáng và rộng rãi khi có đến 2 – 3 hướng nhìn.
  • Ảnh hưởng đến diện tích căn nhà: Nếu thiết kế thêm phần logia sẽ khiến diện tích căn nhà bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, với những căn chung cư rộng rãi, Penthouse có diện tích lớn thiết kế logia sẽ rất phù hợp và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến diện tích. Với những căn hộ nhỏ các kiến trúc sư thường tư vấn cho chủ đầu tiw thiết kế logia loại để phục vụ gia đình, có thể là khu giặt đồ, phơi phóng hoặc chưa các vật dụng gia đình, thay vì làm nơi thư giãn, nghỉ ngơi,…

So sánh những ưu điểm, nhược điểm của logia và ban công

Giữa logia và ban công có rất nhiều nét tương đồng nên việc hiểu nhầm giữa 2 khái niệm là điều dễ dàng hiểu được. Tuy nhiên, chúng là 2 hạng mục hoàn toàn khác biệt. Cùng xem những điểm giống nhau và khác nhau trong bài viết dưới đây:

Những nét tương đồng giữa ban công và logia

Cả 2 hạng mục thi công này đều được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà chung cư, biệt thự, nhà ở vừa làm tăng tính thẩm mỹ, vừa tạo công năng sử dụng cho người dùng. Không gian này mang đến sự thoải mái, thư giãn, giúp con người trở nên gần gũi với thiên nhiên hơn.
Bên cạnh đó, cả ban công và logia đều được tạo thành từ các chất liệu có khả năng chịu nhiệt và chịu lực tốt, mang đến sự an toàn, chắc chắn. Ngoài ra, chiều cao cũng là nét tương đồng của 2 hạng mục này khi tiêu chuẩn tối thiểu là từ 1 – 1.4m. Với những nhà ở cao trên 9m, chung cư thì lan can tiêu chuẩn phải được thiết kế là 1.5m.
So sánh những ưu điểm, nhược điểm của logia và ban công
So sánh những ưu điểm, nhược điểm của logia và ban công

Những điểm khác nhau giữa logia và ban công

Ngoài những nét tương đồng thì 2 hạng mục thi công này cũng có những điểm khác nhau rất rõ ràng:
  • Kết cấu hạ tầng: Nếu lô gia là phần được thiết kế âm tường, khoét sâu vào bên trong nhà, tạo thành một khối thống nhất thì ban công lại được thiết kế nhô ra bên ngoài so với bề mặt của ngôi nhà. Từ đó, có thể thấy ban công sẽ chịu sự tác động của môi trường, thời tiết nhiều hơn, giúp gia chủ dễ dàng ngắm nhìn vạn vật thiên nhiên một cách trọn vẹn.
  • Hướng nhìn: Logia được thiết kế với đặc điểm làm sâu trong bên căn nhà nên tầm nhìn sẽ bị hạn chế hơn và chỉ thấy một mặt hướng về phía trước. Tuy nhiên, ưu điểm của thiết kế này sẽ đảm bảo sự an toàn hơn so với ban công.
  • Khác biệt so với lô gia, hướng nhìn của ban công sẽ thoáng đãng hơn, rộng rãi hơn, bởi khi được thiết kế nhô ra bên ngoài sẽ không bị che chắn bởi tường 2 bên. Để đảm bảo an toàn cho gia chủ thì khi thiết kế ban công cần sử dụng vật liệu chắc chắn, có tuổi thọ cao và được các kiến trúc sư thiết kế và tính toán cẩn thận.
  • Kích thước: Tùy thuộc vào diện tích và sở thích của gia chủ mà kích thước của 2 hạng mục này sẽ được kiến trúc sư cân nhắc và quyết định. Thông thường, kích thước của logia là từ 2 – 2.5m theo chiều rộng còn ban công sẽ có chiều rộng trong khoảng từ 1 – 1.5m. 
  • Mái che: Khi gặp thời tiết mưa thì logia sẽ có ưu điểm hơn so với ban công, bởi tường và trần nhà đã che chắn giúp hạng mục này không bị tác động của thời tiết, đặc biệt sẽ nâng cao tuổi thọ cho logia. Với bạn công thì sẽ tùy thuộc vào thiết kế  và yêu cầu của chủ nhà mà hạnh mục này có thể thiết kế mai che hoặc không. Tuy nhiên, nếu thiết kế thêm phần mái che cho ban công thì sẽ làm ảnh hưởng đến tầm nhìn, đồng thời vi phạm trong tiêu chuẩn xây dựng. Vì vậy, hiện nay, nhiều người thường ưu tiên lựa chọn lô gia cho căn nhà của mình.

Vì sao thiết kế logia ngày càng được ưa chuộng?

Thiết kế logia ngày càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ bởi những nguyên nhân sau đây:
  • Tạo công năng sử dụng, giúp gia chủ dễ dàng biến hóa thành những nơi làm việc, thư giãn, sân vườn, nhà ăn,…
  • Xu hướng thiết kế với không gian khép kín nên hạng mục này đảm bảo sự kín đáo và riêng tư cho gia chủ.
  • Độ bền của logia rất cao nhờ được che chắn kỹ lưỡng.
  • Logia có khả năng chịu lực tốt, bởi hạng mục này có kết cấu vững chắc như sàn nhà.
Mặc dù những mẫu thiết kế logia đảm bảo được tính thẩm mỹ nhưng cũng phải phù hợp với kiến trúc, diện tích, chiều cao. Vậy tiêu chuẩn phong thủy khi thiết kế logia có cần quan tâm hay không?
Thiết kế logia ngày càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn
Thiết kế logia ngày càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn

Cách thiết kế logia hợp phong thủy

Trong phong thủy, ban công hay phần logia chung cư đều được bố trí giống nhau. Theo đó, cần chọn hướng hợp mệnh với gia chủ và gặp thuận lợi , không bị tác động nhiều bởi yếu tố môi trường.
Một số quan điểm khác cho rằng, thiết kế lô gia ở chung cư nên tránh hướng Tây, thay vào đó nên chọn theo hướng Nam hoặc hướng Đông để đón gió, không khí và hứng được nguồn ánh sáng tự nhiên.
Độ rộng khoảng từ 1 – 3m tùy thuộc vào kiến trúc cảnh quan và thiết kế mặt bằng của chung cư. Bên cạnh đó, chất liệu lan can của lô gia cần đảm bảo an toàn chắc chắn.

Khi thiết kế logia thì gia chủ cần chú ý điều gì?

Ngoài những công năng tiện ích thì thiết kế logia sẽ giúp không gian nhà ở của bạn trở nên thẩm mỹ và tạo sự riêng tư hơn. Tuy nhiên, không phải những ý tưởng nào của bạn cũng có thể thực hiện ngay được. Vì thế, nếu muốn có một hạng mục thi công đẹp, đảm bảo an toàn thì hãy lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
  • Xác định mục đích sử dụng logia, sau khi xác định được mục đích có thể đưa ra những ý tưởng và đảm bảo sự thông thoáng cho ngôi nhà.
  • Gia chủ cũng cần chú ý đến phần nền sàn logia, bởi phần này có thể tiếp xúc khá nhiều với môi trường bên ngoài. Theo các kiến trúc sư của Penviet chia sẻ, nền sàn của logia phải được thiết kế sao cho đảm bảo tính chịu lực tốt, có khả năng cách nhiệt, chống thấm, thoát nước tốt, tránh để bị đọng lại nước.
  • Một điều tối quan trọng cần lưu ý khi thiết kế logia đó là phải đảm bảo sự an toàn. Theo đúng tiêu chuẩn, từ tầng thứ 9 trở nên thì phần được tiếp xúc với bên ngoài, tức là phần lan can phải được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu là 1,4 m. Từ tầng 6 của chung cư trở lên thì lan can có độ cao tối thiểu là 1,2 m và không được thiết kế hở chân.
Những điều cần chú ý khi thiết kế logia
Những điều cần chú ý khi thiết kế logia

Những ý tưởng thiết kế logia đẹp vạn người mê

Sau khi đã hiểu lô gia là gì thì rất nhiều người muốn thực hiện những ý tưởng để trang trí cho ngôi nhà của mình. Nếu có một thiết kế logia đẹp, đầy sự sáng tạo sẽ tạo được điểm nhấn cho không gian nhà của bạn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, diện tích, mức đầu tư mà gia chủ có thể “biến hóa” với nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Dưới đây là những gợi ý thiết kế logia đẹp của các kiến trúc sư Penviet chia sẻ, mời bạn tham khảo:

Thiết kế logia thành khu vườn có nhiều cây xanh

Nếu bạn muốn “đắm chìm” trong một không gian có nhiều cây xanh thì đừng bỏ qua thiết kế logia này nhé. Hiện nay có rất nhiều các mẫu thiết kế tạo một không gian mở, giúp bạn được nghỉ ngơi, thư giãn với nhiều góc chill đáng sống.
Mẫu thiết kế logia có sự pha trộn thiên nhiên sẽ phù hợp với lô gia liền với phòng khách. Bạn có thể sử dụng thêm những loại cây leo, cây xanh, tiểu hổ nhỏ để tạo vườn khô hoặc thiết kế với tiểu cảnh nước, những cây xanh loại nhỏ. Tuy nhiên, hãy chú ý lựa chọn những loại cây có loại rễ nông, được kết hợp trồng trong chậu.
Ngoài ra, nếu lựa chọn mẫu thiết kế này thì hãy chú ý đến vấn đề thoát nước, tránh để nước bị ứ đọng gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Khi trồng, chăm sóc các loại cây việc đất cát bị dây bẩn là điều khó tránh khỏi, do đó hãy thường xuyên quét dọn để tránh bụi bẩn. Đặc biệt, không bao giờ được đặt những chậu cây nhỏ gần lan can của logia, vì nếu bất cẩn rơi xuống có thể ảnh hưởng đến người ở dưới.
Thiết kế logia thành khu vườn có nhiều cây xanh
Thiết kế logia thành khu vườn có nhiều cây xanh

Thiết kế logia trở thành phòng làm việc

Thiết kế logia trở thành phòng làm việc là một ý tưởng độc đáo, tạo sự riêng tư và tăng hiệu suất cho công việc. Bạn có thể vừa làm việc, vừa hòa mình với thiên nhiên. Bên cạnh bàn làm việc, bạn có thể nuôi những bể cá thủy sinh nhỏ, hay trông một vài cây tiểu cảnh để không gian trở nên sinh động hơn.
Nếu thiết kế logia trở thành bàn làm việc thì bạn nên sử dụng  kính cường lực để tránh những tác động ảnh hưởng của thời tiết, môi trường đến các vật dụng, đồ công nghệ bên trong logia.
Thiết kế logia trở thành phòng làm việc
Thiết kế logia trở thành phòng làm việc

Thiết kế logia thành nơi thư giãn và đọc sách

Mẫu thiết kế này rất phù hợp với phần logia cạnh phòng ngủ và logia phòng khách. Bạn có thể thiết kế bộ bàn trà và ghế ở bên ngoài logia thì bạn đã có một góc thư giãn với view hướng ra ngoài. Bạn nên trang trí nội thất logia thật đơn giản để tối ưu diện tích. Bạn có thể đặt một kệ sách nhỏ để vừa thư giãn, vừa đọc sách giúp trí não vận hành hiệu quả.
Một hạn chế khi trang trí nội thất logia là phải tiếp xúc trực tiếp với những tác động từ thời tiết, môi trường, vì vậy bạn có thể thiết kế thêm phần kính, mành che để đảm bảo tuổi thọ đồ nội thất, tránh bị bụi bẩn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt thêm các chậu cây cảnh, giàn hoa leo để không gian thêm tươi mát, sinh động. Vậy là bạn đã có một không gian rất chill để thư giãn và đọc sách rồi đó.
Thiết kế logia thành nơi thư giãn và đọc sách
Thiết kế logia thành nơi thư giãn và đọc sách

Thiết kế logia thành phòng ăn

Ý tưởng này có phần gây bất hợp lý vì phòng ăn thường sẽ đồng nhất với khu vực bếp để tạo sự thuận tiện trong việc nấu nướng, bày biện các món ăn. Tuy nhiên, chính sự bất hợp lý này cũng có thể trở thành một điểm sáng tạo giúp không khí bữa ăn trở nên vui vẻ hơn.
Bạn có thể thiết kế logia tạo thành một khu dành cho việc ăn uống của gia đình, bạn có thể trang trí thành một nhà hàng mini. Hãy thử tưởng tượng cả nhà cùng nhau ăn tối và cùng ngắm cảnh thiên nhiên. Hãy thiết kế một bộ bàn ghế phù hợp với không gian, diện tích, tiếp đến là trang trí thêm đèn trần để cung cấp ánh sáng, trang trí giúp không gian trở nên sinh động.
Thiết kế logia thành phòng ăn
Thiết kế logia thành phòng ăn

Thiết kế logia thành nơi để máy giặt, phơi quần áo

Biến hóa logia thành nơi giặt đồ, phơi phóng cũng là một ý tưởng hay mà rất nhiều gia đình áp dụng. Để thực hiện được điều này thì gia chủ cần đặt máy giặt sát 1 góc logia để đảm bảo sự di chuyển cũng như tuổi thọ của máy. Bên cạnh đó, bạn hãy thiết kế giàn phơi áp với phần trần thay việc sử dụng móc treo đồ làm chiếm hết phần diện tích không gian. Với kiểu thiết kế logia này sẽ giúp bạn tối ưu được quá trình giặt giũ và phơi đồ. Đặc biệt khi được phơi cao thì quần áo cũng sẽ nhanh khô hơn, bởi đồ đạc cũng tiếp xúc với nắng, gió nhiều hơn.
Để góc phơi, giặt đồ luôn gọn gàng, sạch sẽ thì gia chủ nên tận dụng triệt để diện tích mảng tường trống để thiết kế giá kệ, tủ treo để làm nơi cất giữ các vật dụng cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp pha trộn không gian thiên nhiên bằng cách đặt những chậu hoa nhỏ xinh trên phần lan can để tạo thêm những nét sinh động, thư giãn.
Cuối cùng, nếu bạn muốn thiết kế logia trở thành nơi giặt giũ, phơi đồ thì nên sử dụng thêm lưới bọc thép phía trên lan can quần áo khi phơi không bị bay xuống dưới, đặc biệt còn có thể đảm bảo an toàn cho trẻ.
Thiết kế logia thành nơi để máy giặt, phơi quần áo
Thiết kế logia thành nơi để máy giặt, phơi quần áo

Lựa chọn đơn vị thiết kế logia chuyên nghiệp nhất hiện nay

Penviet là đơn vị thiết kế và thi công hàng ngàn các công trình lớn nhỏ trên cả nước. Chúng tôi đã kiến tạo, xây dựng ý tưởng thiết kế không gian sống độc đáo mang lại giá trị sử dụng cao và tăng tính thẩm mỹ, thể hiện sự đẳng cấp của khách hàng.
Những ý tưởng, dự án, công trình được thực hiện bởi đội ngũ Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, các chuyên gia trong ngành nội thất có tay nghề cao. Chúng tôi có hệ thống nhà xưởng với quy mô lớn được làm việc theo quy trình khép kín từ khâu thi công, sản xuất để đảm bảo phục vụ tận tâm, chu đáo cho khách hàng cả nước.
Đặc biệt, để tối ưu hóa các bước, Penviet còn đưa ra các dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói nhằm tối ưu hóa chi phí, đồng thời đảm bảo được tiến độ cho khách hàng. 
Để được tư vấn chi tiết và tham khảo thêm các mẫu thiết kế logia bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Đội ngũ kiến trúc sư của Penviet luôn sẵn sàng tư vấn, chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm thực tế để lên kế hoạch thi công dự án và dự trù kinh phí thiết kế nội thất ưu đãi nhất.

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

Bài viết liên quan

Shopping Cart
Scroll to Top
HN: 0915.739.855HCM: 0946.941.299
Chat Facebook
Chat Zalo